Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 7)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 7). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép rồi sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là những ước mơ, khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.

(Theo Tạ Duy Anh)

Câu 1 (0,5 điểm). Bài văn tả gì?

A. Cánh diều.

B. Một buổi thả diều vào ban đêm huyền ảo.

C. Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại.

Câu 2 (0,5 điểm). Trẻ em có những ước mơ, khát vọng đẹp khi thả diều như thế nào?

A. Trên bãi thả, đám trẻ mục đồng hò hét nhau thả diều thi… vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.

B. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời…

C. Có cảm giác diều đang trôi trên dải ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.

Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả gọi là “Cánh diều tuổi thơ” vì sao?

A. Vì chỉ có trẻ em mới chơi trò thả diều.

B. Vì những niềm vui sướng, những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ được nâng lên từ những cánh diều.

C. Vì trẻ em chỉ có diều để chơi cùng.

Câu 4 (0,5 điểm). Trong câu văn: “Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh. 

B. Nhân hóa. 

C. Nhân hóa và so sánh.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Bình minh treo trên mây

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương mát

Cho ong giỏ mật đầy.

(Theo Bảo Ngọc)

a. (1,0 điểm)Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa có trong đoạn thơ trên.

b. (1,0 điểm)Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong các câu thơ.

Câu 6 (1,0 điểm). Điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn:

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây ………… (khỏe mạnh, khẳng khiu) chống lại cái lạnh của mùa đông đã ………… (nhú, nở) những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh ………… (êm dịu, êm ả) làm đất trời ………… (sáng rực, sáng bừng) lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng bắt đầu ………… (nhen, nhóm) lên trên những cánh hoa nở sớm.

(Theo Lục Mạnh Cường)

Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:

Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội:

– Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào.

– Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng.

– Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.

B. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Đề bài: Thuật lại một ngày hội được tổ chức ở trường em.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

B

B

A

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) 

a. 

Sự vật được nhân hóa

Từ ngữ dùng để nhân hóa

bình minh

treo, thả

gió

mang theo

b. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà đoạn thơ trở nên hấp dẫn, sinh động và cuốn hút hơn.

Câu 6 (1,0 điểm) 

Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng bắt đầu nhen lên trên những cánh hoa nở sớm.

Câu 7 (1,0 điểm)

Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Nội dung đáp án

Biểu điểm

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu ngày hội (VD: Hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Ngày hội An toàn giao thông,…).

B. Thân bài (2 điểm)

Thuật lại các hoạt động của ngày hội theo trình tự thời gian hoặc không gian.

- Khi thuật mỗi hoạt động cần chú ý:

+ Xác định thời gian hoặc địa điểm diễn ra.

+ Chú ý thuật hoạt động, cảm xúc của người tham gia.

- Thuật kĩ hoạt động em ấn tượng nhất.

C. Kết bài (0,5 điểm)

Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi chứng kiến hoặc tham gia ngày hội.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.  

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

3 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                    Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

2

 

 

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

0,5

 

1,5

 

 

2

0

4,0

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

2

2,5

 

1

4

4

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

1,0

4,5

 

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

2,0 

20%

5,5

55%

2,5

25%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Liên hệ kiến thức về từ loại tính từ để xác định tính từ trong câu văn.

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

2

 

C3, 4

CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7

4

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Nhận diện biện pháp tu từ nhân hóa.

 

0,5

C5.a

 

Kết nối

- Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa.

- Phân tích tác dụng của dấu gạch ngang.

- Sử dụng được từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh.

 

1,5

C5.b, C6, C7

 

B. TẬP LÀM VĂN

 

4

 

 

 

Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Thuật lại được hoạt động được tổ chức tại trường.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về hoạt động.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

 

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net