Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT 4 - KNTT

A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ?

Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi.  Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi”…

Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang  khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió:

- Chị ơi, em đói lắm!

- Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế?

- Em là Chim sẻ nè. Em đói…

Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. 

- Ôi, em cám ơn chị!

Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. 

Theo Phan Đăng ĐăngBáo Nhi đồng số 8/2009

Câu 1 (0,5 điểm). Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì và có giá trị ra sao?

A. Viên đá quý đắt tiền.

B. Một vật giúp bé Na học giỏi.

C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.

Câu 2 (0,5 điểm). Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý?

A. Đi khắp nơi trong rừng lắng nghe tiếng nói của muông thú.

B. Nghe được tiếng nói của người ở xa.

C. Nghe được tiếng chân di chuyển của những loài thú dữ, nguy hiểm.

Câu 3 (0,5 điểm). Cụm từ vượt suối băng rừng trong câu Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. có nghĩa là gì?

A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp.

B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng

C. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi.

Câu 4 (0,5 điểm). Câu nói của bác Sư Tử Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi.  Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi muốn nhắn gửi điều gì đến loài người?

A. Con người cần phải học giao tiếp với động vật.

B. Con người có thể học được tiếng nói của động vật.

C. Con người phải yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường, như vậy thì vạn vật trên trái đất sẽ hạnh phúc.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh.

Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Son Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân…

(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

Câu 6 (2,0 điểm). Nối từ ở cột A với loại danh từ ở cột B sao cho chính xác.

1. Bộ đội

a. Danh từ chỉ khái niệm

2. Doanh trại

b. Danh từ chỉ người

3. Sương mù

c. Danh từ chỉ sự vật

4. Hạnh kiểm

d. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

  1. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Trung thu độc lập

Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em…

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…..

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một buổi lễ chào cờ của trường em.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm) 

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

C

A

B

C

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi từ đúng được 0,5 điểm.

Các động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.

1 – b, 2 – c, 3 – d, 4 – a.

 

B. LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 7

(1,5 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ 

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu 

+ Nếu có 0 - 4 lỗi: - 0,5 điểm

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày:

+ Nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng: 0,25 điểm

+ Nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ: 0 điểm

0,25 điểm

1,0 điểm

 

 

 

0,25 điểm

Câu 8

(2,5 điểm)

1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng

A. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu chung về buổi lễ chào cờ.

B. Thân bài (0,75 điểm)

- Thời gian, địa điểm diễn ra:

+ Tiết học đầu tiên của buổi sáng thứ hai hàng tuần

+ Diễn ra ở khu vực sân trường

- Diễn biến:

+ Chuẩn bị: 

  • Học sinh xếp ghế, lấy cờ và bảng tên lớp

  • Thầy cô giám sát

  • Đội nghi lễ lấy cờ, trống…

+ Quá trình:

  • Liên đội trưởng hô hiệu lệnh, đội nghi thức đánh trống

  • Toàn thể thầy cô và học sinh đứng lên trong tư thế nghiêm trang

  • Học sinh đưa tay lên chào cờ, mắt nhìn theo lá cờ lớn ở khu vực sân khấu

  • Hát Quốc ca, Đội ca

- Ý nghĩa: Đây là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước.

C. Kết bài (0,5 điểm)

- Khẳng định lại giá trị của buổi chào cờ hàng tuần.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em.

2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 

3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 

4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…

* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.

1,75 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

1

 

1

 

 

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết bài văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

1

1

2

1

1

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

2,0

0,5

3,5

0,5

2,5

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

3,0 

30%

4,0

40%

3,0

30%

10,0

100%

10,0

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

 

 

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

 

 

Nhận biết

 

Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

 

- Giải thích được cụm từ trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học.

 

1

 

C3

Vận dụng

Nêu được ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải.

 

1

 

C4

CÂU 5 – CÂU 6

3

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được các động từ chỉ hành động của nhân vật trong đoạn văn.

 

1

C5

 

Kết nối

- Phân loại các loại danh từ đã được học.

 

1

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

 

1

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết bài văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).

- Kể lại được các chi tiết trong buổi chào cờ.

- Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng của bản thân về buổi lễ chào cờ.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

 

1

C8

 

Tìm kiếm google: Đề thi Tiếng việt 4 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Tiếng việt 4 Kết nối, đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng việt 4 Kết nối tri thức.

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm tiếng việt 4 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com