Bài 1: Cho biết các cặp cạnh đối AB và CD, AD và BC của tứ giác ABCD ở Hình 35 có song song với nhau hay không.
Đáp án:
Các cặp cạnh đối AB và CD, AD và BC song song với nhau
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD (Hình 37).
a) Hai tam giác ABD và CDB có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh các cặp đoạn thẳng: AB và CD; DA và BC.
b) So sánh các cặp góc: ...
c) Hai tam giác OAB và OCD có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh các cặp đoạn thẳng: OA và OC; OB và OD.
Đáp án:
a) Xét ∆ABD và ∆CDB có:
BD chung
$\widehat{ABD}=\widehat{CDB}$ (so le trong)
$\widehat{ADB}=\widehat{CBD}$ (so le trong)
$=> ∆ABD=∆CDB (g.c.g)$
$=> AB=CD$ và $DA=BC$ (cạnh tương ứng)
b) Ta có $∆ABD=∆CDB (cmt)$
=> $\widehat{DAB}=\widehat{BCD}$
Tương tự ta có: $∆ABC=∆CDA (g.c.g)$
=> $\widehat{ABC}=\widehat{CDA}$ (góc tương ứng)
c) Xét ∆OAB và ∆OCD có:
$\widehat{OAB}=\widehat{OCD}; \widehat{OBA}=\widehat{ODC}$
$AB=CD$ => $∆OAB=∆OCD (g.c.g)$
=> $OA=OC$ và $OB=OD$ (cạnh tương ứng)
Bài 2: Cho hình bình hành $ABCD$ có $\widehat{A} = 80^{\circ}, AB = 4 cm, BC = 5 cm$. Tính số đo mỗi góc và độ dài các cạnh còn lại của hình bình hành $ABCD$.
Đáp án:
Xét hình bình hành ABCD:
$CD=AB=4 cm$
$AD=BC=5 cm$
$\widehat{C}=\widehat{A}=80^{\circ}; \widehat{B}=\widehat{D}$
Mà $\widehat{A}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D} = 360^{\circ}$
=> $\widehat{B}+\widehat{D} = 200^{\circ}$ => $\widehat{B}=\widehat{D}= 100^{\circ}$
Bài 1:
a) Cho tứ giác ABCD có AB = CD, BC = DA (Hình 39).
Hai tam giác ABC và CDA có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh các cặp góc: …
ABCD có phải là hình bình hành hay không?
b) Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường (Hình 40).
Hai tam giác ABO và CDO có bằng nhau hay không? Từ đó, hãy so sánh các cặp góc: …
ABCD có phải là hình bình hành hay không?
Đáp án:
a) Xét ∆ABC và ∆CDA có:
$AB=CD (gt); BC=DA (gt)$
$AC chung$
=> $∆ABC=∆CDA (c.c.c)$
=> $\widehat{BAC}=\widehat{DCA}$ và $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$
=> $AB//CD$ do $\widehat{BAC}= \widehat{DCA}$ và ở vị trí so le trong
$AD//BC$ do $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$ và ở vị trí so le trong
Xét tứ giác ABCD có: $AB//CD$ và $AD//BC$
=> ABCD là hình bình hành.
b)
Xét ∆ABO và ∆CDO có:
$OA=OC (gt)$
$\widehat{AOB}=\widehat{COD}$ (2 góc đối đỉnh);
$OB=OD$ (gt)
=> ∆ABO=∆CDO (c.g.c)
=> $\widehat{BAO}=\widehat{DCO}$ hay $\widehat{BAC}=\widehat{DCA}$ (góc tương ứng)
Tương tự ta có: ∆CBO=∆ADO (c.g.c)
=> $\widehat{OCB}=\widehat{OAD}$ hay $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$
=> $AB//CD$ do $\widehat{BAC}= \widehat{DCA}$ và ở vị trí so le trong
$AD//BC$ do $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$ và ở vị trí so le trong
Xét tứ giác ABCD có: $AB//CD$ và $AD//BC$
=> ABCD là hình bình hành.
Bài 2: Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và $\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$. Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.
Đáp án:
Xét ∆OAD và ∆OCB có:
$\widehat{OAD}=\widehat{OCB} (gt)$
$OA=OC (gt)$
$\widehat{AOD}=\widehat{COB}$ (2 góc đối đỉnh).
=> ∆OAD=∆OCB (g.c.g)
=> OD=OB (cạnh tương ứng)
Xét tứ giác ABCD có
AC và BD là 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường
=> ABCD là hình bình hành.
Bài 1: Cho tứ giác ABCD có $\widehat{DAB} = \widehat{BCD}; \widehat{ABC}=\widehat{CDA}$. Kẻ tia Ax là tia đối của tia AB. Chứng minh: …
Đáp án:
a) Xét tứ giác $ABCD$:
$\widehat{DAB}+\widehat{B}+\widehat{C}+\widehat{D}=360^{\circ}$ hay $2(\widehat{DAB}+\widehat{ABC})=360^{\circ}$
=> $\widehat{DAB}+\widehat{ABC}=180^{\circ}$ (đpcm)
b) Có: $\widehat{xAD}+\widehat{DAB}=180^{\circ}$; mà $\widehat{DAB}+\widehat{ABC}=180^{\circ}$ (cmt)
=> $\widehat{xAD}=\widehat{ABC}$ mà đây lại là hai góc đồng vị
=> AD//BC.
c) Xét tứ giác ABCD có :
$\widehat{DAC}=\widehat{BCD}$
$\widehat{ABC}=\widehat{CDA} (gt)$
=> ABCD là hình bình hành.
Bài 2: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của GB và GC. Chứng minh tứ giác PQMN là hình bình hành.
Đáp án:
Ta có: Trung tuyến $BM∩CN$ tại G => G là trọng tâm ∆ABC
=> $GM=\frac{GB}{2}; GN=\frac{GC}{2}$ (1)
P là trung điểm GB (gt) => $GP=PB=\frac{GB}{2}$ (2)
Q là trung điểm GC (gt) => $GQ=QC=\frac{GC}{2}$ (3)
Từ (1)(2)(3) => $GM=GP$ và $GN=GQ$
Xét tứ giác MNPQ có : $GM=GP, GN=GQ$
=> MNPQ có hai đường chéo MP và NQ cắt nhau tại trung điểm G của mỗi đường nên là hình bình hành.
Bài 3: Cho hai hình bình hành ABCD và ABMN (Hình 42). Chứng minh:
a) $CD = MN$
b) $\widehat{BCD} + \widehat{BMN} = \widehat{DAN}$
Đáp án:
a) Xét hình bình hành ABCD, ta có: $AB=CD$
Xét hình bình hành ABMN, ta có: $AB=MN$
=> $CD=MN (= AB)$
b) Xét hình bình hành ABCD, ta có: $\widehat{BCD}=\widehat{DAB}$
Xét hình bình hành ABMN, ta có: $\widehat{BMN}=\widehat{BAN}$
Mà $\widehat{DAN}=\widehat{DAB}+\widehat{BAN}=> \widehat{BCD}+\widehat{BMN}=\widehat{DAN}$
Bài 4: Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình 43). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.
Đáp án:
Ta thấy $AC∩BD=O$ và $OA=OC;OB=OD$.
Xét tứ giác ABCD, ta có: AC và BD là hai đường chéo vào giao nhau tại trung điểm O
=> ABCD là hình hành
=> $AB=CD=100 (m)$
Bài 5: Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau dó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?
Đáp án:
Xét tứ giác $ACBE$ có :
$AE//BC và BE//AC$
=> $ACBE$ là hình bình hành => $AC=BE, BC=AE, \widehat{ACB}=\widehat{AEB}$
Bạn Hùng chứng minh được tứ giác $ACBE$ là hình bình hành có các tính chất trên, đo độ dài các đoạn thẳng BE, AE và đo $\widehat{AEB}$. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo $\widehat{ACB}$.