[toc:ul]
HĐ1
Tứ giác ABCD ở Hình 35 có các cặp cạnh đối AB // CD, AD // BC.
Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có hai cặp cạnh đối song song.
Ví dụ 1: (SGK – tr.105)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.105)
HĐ2
a) Vì ABCD là hình bình hành nên AB // CD; AD // BC.
=> $\widehat{ABD}=\widehat{CDB}$ và $\widehat{ADB}=\widehat{CBD}$ (so le trong).
Xét ∆ABD và ∆CDB có:
$\widehat{ABD}=\widehat{CDB}$; $\widehat{ADB}=\widehat{CBD}$ ; BD chung
=> ∆ABD = ∆CDB (g.c.g)
=> AB = CD và DA = BC
b) ∆ABD = ∆CDB => $\widehat{DAB}=\widehat{BCD}$
Tương tự ta có: ∆ABC = ∆CDA (g.c.g)
=> $\widehat{ABC}=\widehat{CDA}$
c) Xét ∆OAB và ∆OCD có:
$\widehat{OAB}=\widehat{OCD}$; $\widehat{OBA}=\widehat{ODC}$;AB=CD
=> ∆OAB = ∆OCD (g.c.g)
=> OA = OC và OB = OD.
Định lí: Trong một hình bình hành:
Ví dụ 2: (SGK – tr.106)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.106)
Luyện tập 1
Do ABCD là hình bình hành nên:
CD = AB = 4 cm ; AD = BC = 5 cm
$\widehat{C}$ là góc đối của $\widehat{A}$ => $\widehat{C}$ = $\widehat{A}$ = $80^{\circ}$
$\widehat{D} = 180^{\circ} - \widehat{A} = 180^{\circ} - 80^{\circ} = 100^{\circ}$
$\widehat{B}$ là góc đối của $\widehat{D}$ => $\widehat{B}$ = $\widehat{D}$ = $100^{\circ}$
HĐ3
a) Xét ∆ABC và ∆CDA có:
AB = CD (gt); BC = DA (gt); AC chung
=> ∆ABC = ∆CDA (c.c.c)
=> $\widehat{BAC}=\widehat{DCA}$ và $\widehat{ACB}=\widehat{CAD}$
Ta có:
$\widehat{BAC};\widehat{DCA}$ ở vị trí so le trong => AB//CD
$\widehat{ACB};\widehat{CAD}$ ở vị trí so le trong => AD//BC
Tứ giác ABCD có AB // CD và AD // BC nên là hình bình hành.
b)
Xét 2 tam giác ABO và CDO có:
=> ∆ABO = ∆CDO (c.g.c)
=> Các cặp góc tương ứng:
$\widehat{BAO}$ = $\widehat{DCO}$ hay $\widehat{BAC}$ = $\widehat{DCA}$ => AB // DC
$\widehat{OCB}$ = $\widehat{OAD}$ hay $\widehat{ACB}$ = $\widehat{CAD}$ => AD // BC
Vậy tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối song song với nhau nên là hình bình hành.
Dấu hiệu nhận biết
Ví dụ 3: (SGK – tr.107)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.107)
Luyện tập 2
Xét ∆OAD và ∆OCB có:
$\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$ (gt); OA=OC (gt); $\widehat{AOD}=\widehat{COB}$ (đối đỉnh).
=> ∆OAD = ∆OCB (g.c.g)
=> OD = OB
Xét tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường => ABCD là hình bình hành.
Chú ý