Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
BÀI 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng :
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS: Quan sát hình 1, em hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử. Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
+ Sự thay đổi của máy tính theo thời gian: gọn hơn, mẫu mã đẹp hơn, hiện đại hơn...
+ Sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là lịch sử.
- GV đặt vấn đề: Sự hình thành và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng (ví dụ như sự thay đổi của chiếc máy tính theo thới gian đã quan sát ở trên) cũng chính là lịch sử cửa sự vật, hiện tượng đó. Để hiểu rõ hơn về lịch sử là gì và vì sao phải học lịch sử, chúng ta cùng đến với bài học đầu tiên: Lịch sử và cuộc sống.
Hoạt động 1: Lịch sử là gì ?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 1 Lịch sử là gì trong sgk. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK: Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Nêu ví dụ cụ thể. - Sau khi HS trả lời câu hỏi trong SGK, GV giải thích rõ hơn: môn Lịch sử không tìm hiểu tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà chỉ đề cập tới những gì mà khoa học lịch sử đã nghiên cứu, làm sáng tỏ và theo một định hướng (quan điểm, thế giới quan) nhất định nào đó. Môn Lịch sử mà HS đang học chỉ nghiên cứu lịch sử loài người. - GV đưa ra câu hỏi: Cho HS chia nhóm và xem bức ảnh về chiến thắng Điên Biên Phủ năm 1975, HS cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: Đó có phải là lịch sử không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. + GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Lịch sử là gì? - Khái niệm lịch sử được hiểu: là tất cả những gì đã xảy ra. Lịch sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ (bao gồm cả tự nhiên và xã hội). - Ví dụ: + Quá trình hình thành và phát triển của loài người (từ vượn thành người). + Lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước Việt Nam. + Các triều đại nhà Triệu, Đinh, Lý, Trần.
- Bức ảnh về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1975 là lịch sử. - GV giải thích rõ hơn: chính nhờ những hình ảnh đó mà lịch sử được lưu giữ lại, các nhà khoa học tiến hành sưu tập, nghiên cứu các tài liệu đó và phục dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Đó là khoa học lịch sử.
|
Hoạt động 2: Vì sao phải học lịch sử
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc thông tin trong sgk. GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 và trả lời 3 câu hỏi trong SGK. - GV yêu cầu HS chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện theo các câu hỏi trong phiếu học tập như sau: + Nhóm 1: Giới thiếu vắn tắt về gia đình mình (gồm mấy thế hệ, là những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình,...) Cho biết HS biết được truyền thống gia đình thông qua ai, phương tiện nào, điều đó có tác dụng như thế nào? + Nhóm 2: Nhìn mục Kết nối ngày nay (SGK T10), HS hiểu như thế nào về ý nghĩa lời căn dặn của Bác Hồ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Vì sao phải học lịch sử? - Ý nghĩa hai câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nhấn mạnh vai trò của lịch sử và đặt ra yêu cầu phải hiểu rõ lịch sử dân tộc để hiểu biết về nguồn gốc, truyền thống lịch sử nước nhà. - Việc biên soạn các tác phẩm lịch sử có tác dụng: làm phong phú hơn về số lượng các tác phẩm liên quan đến lịch sử. Giúp dễ dàng tiếp nhận kiến thức, tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho độc giả. 3. Cần phải học lịch sử vì: - Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiều quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại. - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. Câu 1: HS giới thiệu vắn tắt về gia đình theo yêu cầu đã được đưa ra. Câu 2: Nhìn mục Kết nối ngày này (SGK T10), ý nghĩa lời căn dặn của Bác Hồ: Lịch sử đã diễn ra trong quá khứ nhưng luôn luôn gắn liền với hiện tại, với đời sống của mỗi người. Những con người đi trước đã có công trong việc tạo ra trong quá khứ, cội nguồn, lịch sử dân tộc. Vì vậy, ngày nay, con người phải biết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thế giới hoà bình, ổn định và phát triển trong hiện tại và tương lai.
|
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 10 sgk.
Câu 1: Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xê-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?
Câu 2: Các bạn trong hình ảnh bên đang làm gì? Theo em, việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Đồng ý với quan điểm của danh nhân về vai trò lịch sử vì:
Câu 2: Các bạn trong hình đang lau dọn lại các phần mộ. Đây là hành động thể hiện sự nhớ ơn và trân trọng những người đã khuất.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành các câu hỏi 3, câu hỏi 4 trang 10 sgk.
Câu 3: Hãy chia sẻ với thầy/ cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết, cách học lịch sử giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất.
Câu 4: Hãy tìm hiểu xem trong lớp có bao nhiêu bạn thích học môn toán, môn ngữ văn và môn lịch sử. Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần biết lịch sử không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, trình bày với giáo viên vào tiết học sau.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác