Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV trình bày vấn đề:
“Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta có sự sống. Từ xa xưa, con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vì sao có sự khác nhau giữa ngày và đêm. Vậy những vấn đề ấy được các nhà khoa học giải đáp như thế nào? Đó là nội dung bài học ngày hôm nay.”
Hoạt động 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu và nhận xét nhanh về hình dạng. + GV chia lớp thành 2 nhóm, trả lời yêu cầu ở mục 1 · N1: xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam · N2: So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau, giữa các vĩ tuyến với nhau? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Nhận xét về hình dạng: + Hình cầu, trục nghiêng + Là mô hình của Trái Đất phản ánh chính xác, rõ ràng về hình dạng và kích thước đã được thu nhỏ. - Khái niệm: + Kinh tuyến gốc kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) + Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo) + Kinh tuyến tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. + Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc + Vĩ tuyến bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. + Vĩ tuyến nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Các kinh tuyến có độ dài bằng nhau, các vĩ tuyến có độ dài khác nhau.
|
Hoạt động 2: Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS đọc kiến thức trong sgk, đọc thông tin mục “Em có biết” và quan sát hình 4. Từ đó hiểu khái niệm kinh độ và vĩ độ. + Yêu cầu học sinh xác định vị trí tương đối của điểm D (300B, 600Đ), E (600N, 300Đ) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | 2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí - Kinh độ là: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số đó từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc - Vĩ độ: Vĩ độ địa lý của một điểm là góc hợp bởi đường dây dọi đi qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo. - Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó - Tọa độ điểm A (600B, 1200Đ) - Tọa độ điểm B (23027’B, 600Đ) - Tọa độ điểm C (300N, 900Đ) - HS xác định điểm D và E |
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và 2 sgk trang 103:
Câu 1: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả Địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến
Câu 2: Tra cứu thông tin, ghi tọa độ các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Có 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến nếu các kinh tuyến và vĩ tuyến cách nhau 10
Câu 2:
+ Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
+ Điểm cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
+ Điểm cực Tây ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, vĩ độ 22°22’B, kinh độ 102°09’Đ
+ Điểm cực Đông ở xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, vĩ độ 12°40′, kinh độ 109°24’Đ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Hãy viết tọa độ địa lí của điểm cực Bắc và điểm cực Nam của Trái Đất
Câu 2: Từ cực Nam của TĐ, đi theo bất cứ hướng nào ta cũng đi về phía Bắc
Câu 3: Từ cực Bắc của TĐ, đi theo bất cứ hướng nào ta cũng đi về phía Nam
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: Điểm cực Bắc (00, 900B), điểm cực Nam (00, 900N)
Câu 2: A
Câu 3: A
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác