CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ
BÀI 11: TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
(20 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Động từ là gì?
- Là những từ chỉ hành vi của con người.
- B. Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của con người, sự vật.
- Là những từ chỉ sự vật.
Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ bao gồm động từ?
- Mếu máo, tươi cười, ngậm ngùi.
- Rạng rỡ, cười xinh, vui cười.
- Khóc, cười, xinh đẹp.
- Khóc, mếu, há miệng.
Câu 3: Đâu là động từ trong câu “Rặng đào đã trút hết lá”?
- Đã.
- Trút.
- Hết.
- Lá.
Câu 4: Từ nào dưới đây là động từ chỉ trạng thái?
- Tưới cây
- Lau nhà.
- Nằm ngủ.
- Rửa bát.
Câu 5: Những từ “tức, giận, bực, cáu” là động từ chỉ gì?
- Động từ chỉ hành động.
- Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ.
- Động từ chỉ trạng thái cảm xúc.
- Động từ chỉ trạng thái tồn tại.
Câu 6: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hành động ở trường?
- Ngủ gật.
- Cười tươi.
- Mếu máo.
- Lau bảng.
Câu 7: Câu nào dưới đây có chứa 2 động từ trở lên?
- Năm nay em lên lớp 4.
- Em thích đi chơi công viên.
- Em yêu gia đình em rất nhiều.
- Bác Hà cho Lan 4 cái kẹo mà Lan thích ăn.
Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ chỉ hoạt động của con người?
- Bay.
- Hót.
- Nói.
- Đậu.
Câu 9: Động từ trong câu “Một nhà bác học đang làm việc trong phòng.” là gì?
- Làm việc.
- Bác học.
- Trong phòng.
- Việc làm.
Câu 10: Điền vào chỗ trống còn thiếu dưới đây?
Động từ là những từ chỉ …, trạng thái của …
- Sự vật, hoạt động.
- Hoạt động, con người.
- Hành động, cảm xúc.
- Hoạt động, sự vật.
II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây?
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống … cánh phành phạch và cất tiếng … lanh lảnh ở đầu bản.
- Vỗ - gáy.
- Vọng - vỗ.
- Vọng - kêu.
- Kêu - gáy.
Câu 2: Điền động từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây?
Đàn khướu làm tổ trong bụi nứa vừa … véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khưới nhảy lách tách trên cành … sâu. Tiếng lá … trong gió.
- Hót - kêu - tìm.
- Kêu - bới - tìm.
- Hót - tìm - xào xạc.
- Tìm - kêu - vi vu.
Câu 3: Động từ nào dưới đây phù hợp với hoạt động trong tranh?
- Trèo đèo.
- Lội suối.
- Leo núi.
- Cắm cờ.
Câu 4: Đâu là động từ trong đoạn thơ đã cho sau?
Sao cháu không về với bà
Chào mào... hót vườn na mỗi chiều.
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na.
Hết hè, cháu vẫn... xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na... tàn.
- Về, hót, nghe, rơi.
- Tiếng, xa, về, sốt ruột.
- Hót, xa, tiếng, rơi.
- Về, xa, tiếng, chào.
Câu 5: Động từ nào thích hợp với bức tranh dưới đây?
- Nghiêng ngả.
- Chao đảo.
- Đậu cành.
- Bay lượn.
III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Các từ sau thuộc nhóm từ nào?
Nấu cơm, rửa bát, quét nhà.
- Động từ chỉ hoạt động.
- Động từ chỉ trạng thái.
- Danh từ.
- Tính từ.
Câu 2: Các từ đã cho dưới đây thuộc nhóm từ loại từ nào? Từ thuộc từ loại với nó là?
Ghi chép, nhảy múa, bay lượn, đánh răng, giặt giũ
- Danh từ - Sách vở.
- Động từ chỉ hoạt động - Trồng cây.
- Động từ chỉ trạng thái - Lau sàn.
- Không có đáp án đúng.
Câu 3: Khổ thơ sau có những động từ nào?
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
- Mọc, ơi.
- Mọc, hót.
- Hoa, chim.
- Trời, mọc.
IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)
Câu 1: Từ nào dưới đây cùng loại với các từ đã cho? (Động từ chỉ hoạt động)
Đọc sách, nghe nhạc, xem ti vi, chơi game
- Vật vờ.
- Nằm ngủ.
- Học bài
- Ngáy khò.
Câu 2: Các từ sau thuộc nhóm từ nào?
Lau bảng, giặt giẻ, quét nhà, rửa bát
- Động từ chỉ hoạt động.
- Động từ chỉ trạng thái.
- Động từ hoạt động.
- Động từ trạng thái.