Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Vào phủ chúa Trịnh

Soạn bài: Vào phủ chúa Trịnh - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Vào phủ chúa Trịnh cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?

Câu 2: Phân tích những Chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt” , có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

Câu 3: Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này.

Câu 4: Theo anh/chị, bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những chi tiết đặc sắc đó.

Câu 5: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác

II. Soạn bài siêu ngắn: Vào phủ chúa Trịnh

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa:

- Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp

- Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình.

- Vào nội cung cảnh càng xa hoa tráng lệ: trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

- Quảng cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy

Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

- Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ".

- Về nghi thức:

Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ.

Phải qua nhiều thù tục mới được vào, phải qua nhiều cừa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào "Muốn vào phải có thẻ"

Phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm.

Xem bệnh xong chi được viết tờ khải dể dâng lên chúa.

Thái độ của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa:

- Nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng không đồng tính với cuộc sống đó

- Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền uy cao sang

Câu 2: Chi tiết trong đắt giá trong đoạn trích: 

  Lối vào chỗ ở của vị chúa nhỏ "Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm" 

  Chỉ có một ấu chúa, thực chất chỉ là cậu bé lên 5 tuổi mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. Cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng

Câu 3: Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác:

  Ông hiểu rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc.

  Ông muốn chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức và lương tâm của người thầy thuốc.

  Khi đã quyết định chữa bệnh cho thế tử, mặc dù ý kiến trái với ý đa số thầy thuốc trong cung nhưng ông vẫn bảo vệ giữ nguyên ý kiến.

Chứng tỏ ông là:

  Một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm

  Một thầy thuốc có y đức, lương tâm, không tham danh lợi, quyền quý.

Câu 4: Bút pháp kí sự của tác giả:

  Khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động

  Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc

  Giọng điệu kể chuyện khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị cho người đọc

  Giọng kể của ông rất tự nhiên xen kẽ giữa lời kể và lời bình, chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc.

Câu 5: Giá trị nội dung: 

  Mang giá trị hiện thực sâu sắc

  Quan điểm sống nhàn nhã, ẩn dật, thanh đạm để giữ mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc của Lê Hữu Trác hoàn toàn đối lập với cuộc sống sa hoa, trụy lạc trong phủ Chúa

Giá trị nghệ thuật:

  Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực

  Khắc họa những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh vật

  Sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài kí của ông đậm chất trữ tình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Vào phủ chúa Trịnh

Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa: Muốn vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Bên trong khuôn viên phủ chúa, người giữ cửa truyền báo rộn ràng người có việc quan qua lại như mắc cửi chô thấy chúa giữ một vị trí trọng yếu và có quyền tối thượng trong triều đình. Quảng cảnh cực kì xa hoa, lộng lẫy.

Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa: Về ăn uống: "Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ". Về nghi thức: Trong phủ có nhiều loại quan và người phục địch, người làm một nhiệm vụ. Phải qua nhiều thù tục mới được vào, phải qua nhiều cừa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào "Muốn vào phải có thẻ". Phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. Xem bệnh xong chi được viết tờ khải dể dâng lên chúa.

Thái độ của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa: Nơi phủ chúa cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng không đồng tính với cuộc sống đó. Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền uy cao sang

Câu 2: Trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh có nhiều chi tiết đắt giá, thể hiện nổi bật nội dung hiện thực của tác phẩm chính là chi tiết Lối vào chỗ ở của vị chúa nhỏ và chỉ là cậu bé lên 5 tuổi mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. 

Câu 3: Lê Hữu Trác  rõ căn bệnh thế tử nhưng sợ chữa khỏi ngay sẽ bị giữ lại bên chúa, bị công danh trói buộc,  chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức và lương tâm của người thầy thuốc nên quyết định chữa bệnh cho thế tử. => thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm, có y đức, lương tâm, không màng danh lợi.

Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động. Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi tiết đặc sắc. Giọng điệu kể chuyện khách quan, pha chút hài hước và giọng kể của ông rất tự nhiên xen kẽ giữa lời kể và lời bình=> bút pháp kí sự đặc sắc.

Câu 5: Nội dung: Lê Hữu Trác hoàn toàn đối lập với cuộc sống sa hoa, trụy lạc trong phủ Chúa, sống nhàn nhã, ẩn dật, thanh đạm để giữ mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc.

Nghệ thuật: quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, khắc họa những chi tiết đặc sắc và sự đang xen thơ vào trong tác phẩm làm cho bài kí của ông đậm chất trữ tình.

IV. Soạn bài cực ngắn: Vào phủ chúa Trịnh

Câu 1: 

- Quảng cảnh phủ chúa cực kì xa hoa, lộng lẫy => đi qua nhiều cửa với những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, trường gấm, màn là, xập vàng, ghế rồng, hương hoa ngào ngạt…

- Những nghi thức, cung cách sinh hoạt trong phủ chúa => lễ nghi, khuôn phép trong phủ chúa cho thấy sự cao sang, quyền uy tột bậc, cùng với cuộc sống hưởng lạc và lộng quyền của nhà chúa. 

- Thái độ của tác giả đối với đời sống nơi phủ chúa => cái gì cũng đẹp, cái gì cũng sang nhưng thái độ của tác giả lại tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tính với cuộc sống quá tiện nghi, quá sang trọng, khác thường như vậy. 

Câu 2: Vào phủ chúa Trịnh có nhiều chi tiết đắt giá, đặc biệt là:

Về cậu bé lên 5 tuổi:  chỗ ở của vị chúa nhỏ "Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm", vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc

=> cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá mức giàu sang, phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần, ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng

Câu 3: Lê Hữu Trác thông qua hành động của mình đã thể hiện sự không đồng tình với việc hưởng thụ lạc thú xa hoa của những người nắm giữ vận mệnh dân tộc:

Hiểu rõ bệnh nhưng không được chữa ngay => chữa bệnh cầm chừng cho thế tử nhưng lại thấy trái với y đức và lương tâm => Cuối cùng quyết định chữa bệnh cho thế tử 

=> Lê Hữu Trác chứng tỏ ông là một thầy thuốc giỏi, có y đức, lương tâm, không tham danh lợi, quyền quý.

Câu 4: Bút pháp  kí sự của tác giả có nhiều điểm đặc sắc về Giọng điệu, giọng kể, khả năng quan sát:

- Giọng điệu => khách quan, pha chút hài hước, tạo được sự thú vị

- Giọng kể => tự nhiên xen kẽ giữa lời kể và lời bình, tác giả chú ý nhiều đến tả cảnh, đến tường thuật sự việc

- Khả năng quan sát =>  tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động,  chi tiết đặc sắc

Câu 5: Quan điểm sống nhàn nhã, ẩn dật, thanh đạm để giữ mình trong sạch, không bị tiền tài, giàu sang phú quý ràng buộc của Lê Hữu Trác hoàn toàn đối lập với cuộc sống sa hoa, trụy lạc trong phủ Chúa. Thể hiện qua nghệ thuật:

- Quan sát tinh tế => ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo 

- Lựa chọn chi tiết => khắc họa đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh vật

- Đậm chất trữ tình => sự đang xen thơ vào trong tác phẩm

Tìm kiếm google: soan van 11 cuc ngan, soan van 11 ngan nhat, soan van 11 sieu ngan bai vao phu chua trinh

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com