A. TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Sưu tầm)
Câu 1 (0,5 điểm). Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ?
A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
B. Bị xảy chân rơi xuống một cái giếng.
C. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa?
A. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được.
B. Vì ông thấy không ích lợi gì khi cứu con lừa nên cả.
C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
Câu 3 (0,5 điểm). Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống?
A. Đứng yên không nhúc nhích.
B. Cố sức rũ đất cát xuống.
C. Kêu gào thảm thiết.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng?
A. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi.
B. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra.
C. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”.
(Theo Kim Ngân)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a. Tiếng giảng bài của cô giáo trang nghiêm mà ấm áp.
b. Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp.
c. Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh đọc sách theo lớp.
d. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị.
B. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 7. Viết đoạn văn (2,0 điểm)
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
A. TIẾNG VIỆT: (4,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
B | B | C | B |
2. Luyện từ và câu (2,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm) Hai ý đầu mỗi ý đúng được 0,25 điểm; ý cuối cùng được 0,5 điểm.
Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc.
Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực.
Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên.
Câu 6 (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
a. Tiếng giảng bài của cô giáo trang nghiêm mà ấm áp.
CN VN
b. Vừa tan học, các chữ cái và dấu câu đã ngồi lại họp.
CN VN
c. Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh đọc sách theo lớp.
CN VN
d. Mấy đứa em chống hai tay ngồi dòm chị.
CN VN
B. LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (2,0 điểm) | 1. Viết đúng hình thức, yêu cầu của đoạn văn. Nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. | 1,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Câu 8 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,75 điểm) Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp giới thiệu câu chuyện định kể. B. Thân bài (1,75 điểm) - Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện. - Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật lịch sử. C. Kết bài (0,75 điểm) Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 3,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 2 |
|
|
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 0 | 2 | 2,0 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,0 |
Luyện viết bài văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 4,0 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 1 |
| 2 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
| 6,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 2,0 20% | 6,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại được sử dụng trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. |
| 2 |
| C3, 4 | |
CÂU 5 – CÂU 6 | 3 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được các thành phần của câu. | 0,5 |
| C6 |
|
Kết nối | - Xác định được trạng ngữ trong câu. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. | 1,5 |
| C5, C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 7 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được hình thức của đoạn văn. - Nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết. - Đoạn văn có giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C7 |
|
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử. - Bày tỏ được suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện đã đọc, đã nghe. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|