Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chơi trò chơi: GV chia lớp thành các dãy bàn khác nhau thành các tổ. GV đưa ra câu hỏi: Hãy kể tên các danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan, khu du lịch của địa phương nơi em đang sống (tính đến phạm vi Tỉnh)? Lần lượt các đội đưa ra đáp án. Đến lượt đội nào không đưa ra được đáp án nữa là đội thua cuộc, đội còn lại dành chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, hào hứng.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhận xét thái độ học tập của HS, dẫn dắt HS tìm hiểu vào nội dung chủ đề 7. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên (hoạt động 1, 2).
Hoạt động 1. Tìm hiểu hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của tổ chức, cá nhân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mà em biết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Em đã bao giờ tham gia hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên chưa? - Sau khi HS trả lời, GV tiếp tục hỏi: + Em đã tham gia những hoạt động nào để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên? + Em hãy kể những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức ở địa phương đã thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và tìm ra các hoạt động bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - GV hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS chia sẻ trước lớp - HS chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mà mình đã có. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận.
*Nhiệm vụ 2. Xác định danh sách những hành vi, việc làm mà các cá nhân, tổ chức cần thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đề nghị các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: + Liệt kê những hành vi, việc làm phù hợp để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. + Tìm hiểu và giới thiệu những quy định, quy tắc để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động theo nhóm, phân công nhiệm vụ, tổ chức thảo luận, trao đổi. - GV hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả, sau đó các nhóm phân loại để gộp những việc làm giống nhau, sau đó xây dựng danh mục những việc làm phù hợp để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận những hành vi, việc làm mà cá nhân, tổ chức cần thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương cũng như những quy định, quy tắc đã có ở địa phương về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
*Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những việc mà em và các bạn có thể làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dán bảng danh mục những việc làm mà HS đã liệt kê - GV đề nghị HS vẽ và giải thích lí do: · Trái tim đỏ chỉ những việc đã thực hiện · Trái tim vàng ở những hành vi mình có thể thực hiện Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và đưa ra những danh mục việc làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - GV hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một vài HS đánh giá mức độ thực hiện, mức độ thực hiện các việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của HS trong lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã thực hiện những việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. | 1. Tìm hiểu hành vi, việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của tổ chức, cá nhân Gợi ý: *Những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương: + Không vứt rác nơi công cộng. + Thu gom rác trên bãi biển. + Tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng và chăm sóc cây...
* Danh sách những hành vi, việc làm mà các cá nhân, tổ chức cần thực hiện: + Đặt thùng rác ở các khu vực tham quan + Giữ gìn không làm thay đổi cảnh quan (không chặt cây xanh) + Bảo vệ các loài động vật quý hiếm + Bảo vệ động vật trong mùa sinh sản... + Quản lí việc xây dựng trong khu cảnh quan thiên nhiên...
* Những việc mà em và các bạn có thể làm: + Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương. + Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa + Không vứt rác bừa bãi + Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật + Tham gia các lễ hội truyền thống |
--------------------------Còn tiếp----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác