Soạn mới giáo án HĐTN 10 kết nối tri thức bản 1 bài tuần 26: hđgd – Tìm hiểu hoạt động 2 chủ đề 9

Soạn mới giáo án HĐTN 10 KNTT bản 1 bài hđgd – Tìm hiểu hoạt động 2 chủ đề 9. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

TUẦN 26: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 2 CHỦ ĐỀ 9

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Biết được các thông tin cơ bản về đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề em quan tâm ở địa phương và điều kiện đảm bảo an toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong từng nghề.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

  • Năng lực định hướng nghề nghiệp: Nắm được các thông tin và các yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề và của nhóm nghề quan tâm, điều kiện đảm bảo…
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Giáo án, SGK, SGV
  • Các thông tin về nghề/ nhóm nghề ở địa phương.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)
  1. Đối với HS:
  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
  • Tìm hiểu các nghề/ nhóm nghề có ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo HS sự hứng khởi, hào hứng trước khi vào nội dung bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
  3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi nhiệt tình, hăng hái.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh trí”.

- GV phổ biến cách chơi vả luật chơi:

+ Cách chơi: GV chia lớp thành hai đội (tương ứng với 2 dãy bàn), GV tổ chức các đội thi kể các nghề/ nhóm nghề hiện nay ở nước ta. Ví dụ: Khi GV yêu cầu, các em hãy tìm những nghề có chữ cái đầu tiên bắt đầu bằng chữ “L” thì lần lượt các thành viên hai đội lần lượt trả lời qua lại (lái xe, làm bánh, luật sư,…), khi đội nào không thể trả lời được nữa thì đội kia dành chiến thắng. GV tổ chức 5 đợt thi, đội nào dành nhiền lần thắng hơn là đội chiến thắng.

+ Lưu ý: Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên nghề bạn trước đã kể.

- Sau khi chơi trò chơi, GV đặt câu hỏi:

Nêu cảm nhận của em về trò chơi?

+ Em thấy ở nước ta có nhiều nghề hay không? Tương lai em muốn chọn nghề gì? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng, chăm chú lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy chia sẻ suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học của tuần 26 (hoạt động 2 chủ đề 9).

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 2. Xác định cách tìm hiểu các thông tin về nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ biết cách tìm hiểu các thông tin cơ bản về đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương và điều kiện đảm bảo an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ cho HS tìm hiểu:
  • Chia sẻ cách tìm hiểu các thông tin về nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương
  • Xác định cách tìm hiểu những thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương.
  1. Sản phẩm học tập: HS biết thêm các thông tin về nghề, định hướng tương lai cho bản thân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Cách tìm hiểu các thông tin về nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để chia sẻ trong nhóm cặp đôi theo 2 câu hỏi gợi ý ở mục 1 trong SGK.

+ Nêu những cách em đã thực hiện khi tìm hiểu các thông tin về nghề?

+ Cách nào đã giúp em thu thập được thông tin chính xác, hiệu quả?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ lại những điều mình đã thực hiện để chia sẻ với bạn trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Mời đại diện một số nhóm trình bảy kết quả chia sẻ của nhóm. Một số HS khác nhận xét hoặc đưa ra ý kiến phản hồi.

- Gọi 1 - 2 HS nêu những điều rút ra qua phần chia sẻ của các nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết nối với mục 2 của hoạt động.

 

*Nhiệm vụ 2. Cách tìm hiểu những thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để xác định cách tìm hiểu, thu thập các thông tin về:

+ Những đặc điểm cơ bản của nghề/ nhóm nghề ở địa phương.

+ Yêu cầu về phẩm chất, năng lực của nghề/ nhóm nghề đối với người lao động ở địa phương.

+ Những điều kiện đảm bảo an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật Khăn trải bàn để phát huy tính tích cực của HSCác nhóm ghi lại kết quả thảo luận để trình bày trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, lần lượt cá nhân đóng góp ý kiến, cả nhóm thống nhất và đi đến kết luận chung của cả nhóm.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp các ý kiến của HS và kết luận

 

*Nhiệm vụ 3. Phân tích ví dụ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi:

+ Từ hình ảnh này em liên tưởng đến nghề nào?

+ Em hãy chỉ ra đối tượng lao động, phương tiện, dụng cụ lao động, điều kiện lao động của nghề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mời gọi 1 – 2 HS đứng dậy nêu câu trả lời của mình trước lớp, GV gọi HS khác nhận xét.

- GV phân tích: Như vậy, thông qua hình ảnh giúp chúng ta nhận diện được nghề, đối tượng lao động, phương tiện, dụng cụ lao động, điều kiện lao động,...nhưng chưa thể giúp ta có được đẩy đủ các thông tin về hoạt động thực tế của nghề, về yêu cấu phẩm chất, năng lực của người lao động và những điểu kiện đảm bảo an toàn, sức khoẻ nghề nghiệp trong từng nhóm nghề.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận: Để nắm và hiểu rõ các thông tin, đặc điểm về một nghề mà mình quan tâm, chúng ta cần phải kết hợp sử dụng nhiều cách tìm kiếm, thu thập thông tin khi tìm hiểu nghề như: phỏng vấn người lao động, tham gia và trải nghiệm các hoạt động của nghề…

2. Xác định cách tìm hiểu các thông tin về nghề/ nhóm nghề em quan tâm ở địa phương

*Cách tìm hiểu thông tin

Gợi ý:

- Đến trực tiếp hỏi những người làm nghề/ nhóm nghề đó.

- Tìm hiểu qua thông tin báo đài.

- Hỏi người thân, bạn bè…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Cách tìm hiểu những thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề

Kết luận:

- Có nhiều cách để thu thập được các thông tin nghề đang có ở địa phương như quan sát, tìm đọc tư liệu, sách bảo, tra cứu trên internet, phỏng vấn người lao động, tham quan tìm hiểu, tham gia thực hiện một số hoạt động của nghề...

- Mỗi cách đều đem đến cho chúng ta những thông tin của nghề ở khía cạnh nhất định.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------Còn tiếp------------------------------

Soạn mới giáo án HĐTN 10 kết nối tri thức bản 1 bài tuần 26: hđgd – Tìm hiểu hoạt động 2 chủ đề 9

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 10 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 10 mới kết nối bài hđgd – Tìm hiểu hoạt động 2 chủ đề 9, giáo án soạn mới HĐTN 10 kết nối

Soạn mới giáo án HĐTN 10 kết nối


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay