Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Đọc 3: Tôi yêu em

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tôi yêu em. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT  : TÔI YÊU EM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB thơ qua văn bản Tôi yêu em
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ dân gian như nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ… qua văn bản Tôi yêu em
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm: nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung thơ qua văn bản Tôi yêu em
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB thơ qua văn bản Tôi yêu em
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tôi yêu em
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân về những hiểu biết về tác phẩm của đại thi hào Pu-skin
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Em đã từng đọc bài thơ nào của nhà thơ Pu-skin chưa? Kể tên 1 số tác phẩm mà em biết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý:

Một số tác phẩm em từng biết của Pu-skin là: Ta nhớ biển trước khi bão đến, Tôi yêu em, Con đường mùa đông…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Pu-skin được biết đến là một đại thi hào lớn của văn học Nga. Không chỉ có ảnh hưởng đến văn học nước Nga mà ông còn là nhà thơ với tầm ảnh hưởng đến nền văn học thế giới. Sáng tác của Pu-skin vô cùng đồ sộ trong đó không thể không kể đến tác phẩm Tôi yêu em – một tác phẩm tình yêu trở thành kinh điển được rất nhiều người biết đến. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thứ tình yêu say mê, cuồng nhiệt và cao thượng đó qua văn bản Tôi yêu em.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu một số thông tin về tác giả - tác phẩm
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả - tác phẩm cũng như bố cục bài thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Chia HS thành 4 nhóm dựa vào SGV cùng phần tìm hiểu tại nhà hãy trả lời các câu hỏi sau:

Trình bày hiểu biết của em về tác giả Pu-skin?

+ Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Tôi yêu em? Xác định chủ đề của bài thơ?

+ Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

+ Xác định bố cục tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

I. Tìm hiểu về tác giả - tác phẩm cũng như bố cục bài thơ

1. Tác giả

- Tên: A – lếch –xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin

- Năm sinh: 1799 -1837

- Được sinh ra trong một gia đình quý tộc lâu đời ở Mát-xcơ-va

- Người đặt nền móng đầu tiên cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX

- Các sáng tác của ông thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga cùng khát khao tự do và tình yêu.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông bao gồm có: Tôi yêu em, Ep-ghê –nhi Ô –nhê-ghin, Con đầm pích.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Thời kì sống ở Xanh Pê –téc-bua, Pu-skin thường hay lui tới nhà vị Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga để gặp gỡ người làm nghệ thuật và cũng vì cô con gái chủ nhà là A.A Ô-lê-nhia xinh đẹp

- Mùa hè năm 1828, Pu-skin ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời

- Năm 1829, bài thơ ra đời như chuyện tình đơn phương thu nhỏ.

b. Chủ đề bài thơ

+ Bài thơ tôn vinh phẩm giá con người:

· Con người biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành đằm thắm

· Trong tình yêu cũng có lúc đau khổ nhưng con người biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lí trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm – nhất là tình yêu đơn phương.

a.    Ý nghĩa nhan đề

+ Trong nguyên bản bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đạt.

+ Trong tiếng Nga có thể dịch ra thành: tôi yêu em, tôi yêu chị, tôi yêu cô, anh yêu em.

+ Song người dịch chọn “Tôi yêu em” đảm bảo 2 tiêu chí:

·      Phù hợp với sắc thái tình cảm vừa gần gũi vừa xa cách, vừa đằm thắm, vừa dang dở của hình tượng bài thơ.

·      Phù hợp với một bài thơ viết về tình yêu đôi lứa.

b.    Bố cục

Bài thơ chia làm 3 phần

+ Phần 1: Bốn câu đầu: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

+ Phần 2: câu 5 và 6: Thể hiện nỗi đau tuyệt vọng

+ Phần 3: Hai câu còn lại: Sự chân thành vị tha cao thượng của nhân vật trữ tình

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ các chi tiết, nhân vật, đề tài và mối quan hệ giữa chúng; nhận biết và hiểu được thông điệp của tác giả qua văn bản Tôi yêu em
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi yêu em
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi yêu em và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Tôi yêu em và trả lời câu hỏi:

+ Tình yêu của nhân vật trữ tình dành cho em được thể hiện như thế nào?

+ Mạch thơ ở khổ đầu có sự thay đổi đột ngột thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Tôi yêu em và trả lời câu hỏi:

·       Tình yêu của nhân vật tôi được thể hiện như thế nào qua 2 câu thơ tiếp theo?

·       Việc sử dụng các từ chỉ trạng thái cảm xúc có tác dụng gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

Nhiệm vụ 3: Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

I. Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình

a. Hai câu đầu

+ Nhân vật trữ tình xưng “tôi” => Sắc thái trang trọng, vừa xa cách, vừa gần gũi

· Tôi yêu em: Lời giãi bày, bộc bạch tình cảm chân thành thiết tha.

· Ngọn lửa tình: Hình ảnh ẩn dụ thể hiện tình yêu cháy bỏng, nồng nàn

· Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ: “có thể”; “chưa hẳn”

ð Qua hai câu thơ đầu là lời bày tỏ tình yêu chân thành, tha thiết của một trái tim thủy chung

b.Hai câu thơ sau

+ Giọng thơ có sự thay đổi đột ngột bởi từ “Nhưng” quan hệ tương phản -> mạch thơ thay đổi đột ngột -> tạo mâu thuẫn trong tâm trạng xảm xúc.

· Không: quyết định chối bỏ dứt khoát

· Bận lòng, bóng u hoài: Sự éo le trong tình cảm của các nhan vật trữ tình.

=>Lý trí >< tình cảm

=> Sự day dứt do những mâu thuẫn giằng xé khi ngọn lửa tình yêu đang ngùn ngụt cháy nhưng phải dập tắt ngay để em không phải bận lòng thêm nữa.

=> vẻ đẹp nhân cách của nhân vật trữ tình: trung thực, chân thành, biết vượt qua thói vị kỉ để dành sự thanh thản cho người mình yêu.

IINỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình

Tôi yêu em” điệp ngữ được lặp lại thể hiện tình yêu đối với “em”

+ Tình cảm của nhân vật trải qua nhiều cung bậc khác nhau như:

·      Âm thầm: giữ kín trong lòng

·      Không hi vọng: Không còn niềm tin vào mối tình của mình nữa

·      Lòng ghen: một thứ gia vị để khẳng định tình yêu mãnh liệt

+ Nhịp thơ nhanh, dồn dập, nhiều chỗ ngắt nhịp với những trạng thái chỉ thời gian “khi”; “lúc” -> Sắc thái đa dạng trong tình yêu.

ð Tình yêu đơn phương, khao khát trong thầm lặng, dằn vặt  trong tuyệt vọng, đau khổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.Sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình

+ Cụm từ “tôi yêu em” lặp lại lần thứ 3 để tiếp tục khẳng định tình yêu “tôi” dành cho “em” là lời chân thành đằm thắm.

+ Ở đây tác giả nói “cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: Là lời cầu chúc vô cùng chân thành, cao thượng và hàm chứa nhiều ý vị.

-   

----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Đọc 3: Tôi yêu em

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tôi yêu em, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay