Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học).

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học).

  1. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Trong chương trình đã học vừa qua em ấn tượng với vở kịch nào nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV gợi ý: Em có thể tự do phát biểu ý kiến mình vì sao em thích tác phẩm đó?

+ Ví dụ: Em thích đoạn trích “Thề nguyền và vĩnh biệt” nhất bởi nó thuộc vở kịch nổi tiếng thế giới “Romeo và Juliet” kể về câu chuyện tình yêu hết sức xúc động và cao cả, hai trái tim rung động đến với nhau, họ phá bỏ những rào cản, những hận thù của hai dòng họ để yêu thương và trân trọng nhau hết mực. Nghệ thuật viết kịch của Sếch-xpia cũng đã đạt đến mẫu mực, tạo nên một kiệt tác để đời xuyên thời gian, qua hàng thế kỉ nó vẫn mãi là tác phẩm để lại ấn tượng cho những ai yêu mến thể loại kịch.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi một tác phẩm kịch được tác giả chắp bút đều thể hiện những dụng ý những tâm tư tình cảm riêng. Trong đó khi tìm hiểu một tác phẩm kịch người đọc có thể thêm hiểu về nghệ thuật viết kịch và những triết lý nhân sinh được đan cài trong đó. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học).

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch (kịch bản văn học).

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi:

+ Một văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch cần đảm bảo các yêu cầu gì?

+ Có những lưu ý nào khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách biểu cảm và các từ lập luận trong văn bản nghị luận

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) thực hiện một số yêu cầu sau:

+ Vì sao cần phải sử dụng hệ thống các từ lập luận trong văn bản nghị luận?

+ Tính biểu cảm của văn bản nghị luận được biểu hiện như thế nào?

+ Dựa vào những kiến thức trên, hãy hoàn thiện bài tập b SGK trang 114.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch

- Phải xác định được tiểu loại kịch: bi kịch, hài kịch hay chính kịch.

- Phải thấy được việc phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ hơn, sự xuất hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh).

- Nhận diện và phân tích được sự vận động của hành động kịch và xung đột kịch cũng như lời thoại của các nhân vật.

* Lưu ý khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch

- Phải hiểu được những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của toàn bộ tác phẩm kịch hoặc đoạn trích kịch cần nghị luận.

- Tìm đọc các thông tin liên quan đến văn bản kịch sẽ bàn luận.

- Thực hiện đầy đủ các bước cần thiết của việc tạo lập một văn bản nghị luận.

 

II. Cách biểu cảm và các từ lập luận trong văn bản nghị luận

1. Từ lập luận trong văn bản nghị luận

- Văn nghị luận hướng tới tranh biện, thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó (xã hội hoặc văn học). Chính vì thế, sự mạch lạc của hệ thống lập luận đóng vai trò hết sức quan trọng.

- Việc sử dụng chính xác các từ lập luận trong văn bản nghị luận (đó là lí do, bởi vì, có lẽ, nhưng, tuy nhiên, tuy... nhưng, vì thế, cho nên, không những... mà còn, càng... càng, phải chăng, chẳng lẽ, như vậy, suy ra,...) giúp người viết đưa ra, kết nối những phân tích, suy luận của mình một cách thuyết phục, lô gích.

2. Tính biểu cảm trong văn bản nghị luận

- Vì trực tiếp thể hiện thái độ, tình cảm của người viết khi tranh biện, đánh giá về một vấn đề của đời sống xã hội hay nghệ thuật nên văn bản nghị luận cũng có tính biểu cảm rất cao.

- Tính biểu cảm của văn bản nghị luận có thể được thể hiện trực tiếp:

+ Qua các từ / cụm từ / câu cảm thán (ôi, than ôi, hỡi ôi,...);

+ Qua cách sử dụng các từ khẳng định (cần phải, nhất định, không thể không,...) hoặc từ phủ định (không thể, không nên,...);

+ Qua các từ ngữ như đang tranh luận, đối thoại trực tiếp với người đọc (vâng, chẳng lẽ, đúng thế, không, điều ấy đã rõ,...);

+ Qua các từ ngữ thể hiện sự đánh giá về mức độ, tinh chất.

+ Ngoài ra, tính biểu cảm cũng có thể được thể hiện hàm ẩn qua cấu trúc câu (trùng điệp, song hành, câu đặc biệt,...) để tạo ra nhịp điệu, những “con sóng” cảm xúc trong lời văn.

3. Bài tập SGK trang 114

a. Hệ thống các từ lập luận trong đoạn trích

- Với…

- Nếu…vì…

- Cùng với…đối với…

- Sở dĩ…có lẽ bởi vì…

b. Các phương thức đem lại tính biểu cảm trong đoạn trích

- Không còn…

-…như thế

- Chứ không phải…

- Làm sao…không bao giờ…bằng được, bằng giá…

- Cấu trúc câu trùng điệp: “Không  còn cõi vĩnh hằng…những linh hồn chân thiện”.

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết bài.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc đề bài trong SGK trang 112: Phân tích đoạn trích “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ.

- GV yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị viết: Xác định kiểu bài viết, trọng tâm cần làm rõ và phạm vi dẫn chứng cho bài viết.

+ Tìm ý và lập dàn ý: Hoàn thiện phiếu tìm ý ở PHỤ LỤC 3 và suy luận từ khái quát đến cụ thể dựa theo sơ đồ SGK trang 112 (như PHỤ LỤC 4)

+ Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài viết bằng các lựa chọn, sắp xếp theo bố cục 3 phần như PHỤ LỤC 5.

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Chuẩn bị viết

+ Kiểu văn bản chính: phân tích, đánh giá một đoạn trích tác phẩm kịch.

+Trọng tâm cần làm rõ: xung đột không thể hoá giải trong nội tâm và sự lựa chọn cái chết của nhân vật Hồn Trương Ba.

+ Phạm vi dẫn chứng: văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và các chi tiết, sự kiện của vở kịch liên quan đến đoạn trích; truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và những văn bản phục vụ cho việc liên tưởng, so sánh để làm nổi bật giá trị độc đáo của đoạn trích.

2. Tìm ý và lập dàn ý

 

3. Lập dàn ý

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Viết: Viết bài nghị luận về một tác phẩm kịch, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay