Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản

- HS biết cách trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về giải thích nghĩa của từ trong văn bản và cách trình bày tài liệu tham khảo.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học “Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Trả lời một số câu hỏi mà GV đưa ra để dẫn vào bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Kể tên các từ loại em đã được học trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chỉnh lỗi sai và chốt kiến thức

- GV gợi ý câu trả lời: Một số từ loại trong tiếng Việt: Danh từ, tính từ, động từ, phó từ, chỉ từ, lượng từ, số từ, tình thái từ, đại từ, trợ từ, thán từ,…

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong quá trình giao tiếp và sử dụng tiếng Việt, chúng ta thường sẽ phải giải thích nghĩa của từ hoặc một số cụm từ để người giao tiếp có thể hiểu chính xác nghĩa của chúng trong từng ngữ cảnh nhất định. Vậy làm thế nào để ta có thể giải thích nghĩa của các từ ấy một cách chính xác khi từ tiếng Việt có nhiều tiểu loại khác nhau như cô trò chúng ta vừa kể ở trên? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trình bày về cách giải thích nghĩa của từ, cách trình bày tài liệu tham khảo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

I. Củng cố kiến thức

1. Cách giải thích nghĩa của từ

- Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị

+ Ví dụ:

·  Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.

·  Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng.

·  Học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.

·  Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức.

·  Học tập: Học văn hoá có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn

- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

+ Ví dụ:

·  Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù.

·  Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng.

·  Lạc quan: trái nghĩa với bi quan.

·  Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực.

- Giải nghĩa từng thành tố

+ Đối với các từ Hán Việt ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố.

+ Ví dụ:

·  Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ.

·  Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem.

·  Thuỷ cung: (thuỷ: nước, cung: nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước.

2. Cách trình bày tài liệu tham khảo

- Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục.

- Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo.

- Ví dụ:

1. Cao Xuân Hạo (2000), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh phiên chủ (1976), Quốc âm thi tập, trong “Nguyễn Trãi toàn tập", NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Hiểu (1990), "Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7 – 12.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 75

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS làm bài tập số 1/SGK/75

Bài tập 1: Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.

  1. a) Tôi đã chứng kiến một người nghệ nhân già, chơi đàn hết nửa thế kỉ, một buổi tối ngồi nghe con gái đọc “Kiều”: “Trong như tiếng hạc bay qua / Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”... (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  2. b) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  3. c) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! (Nguyễn Công Hoan)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý trả lời:

+ Nghĩa của từ "già" trong các câu:

  • Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.
  • Nhiều tuổi, đã sống từ lâu.
  • Dôi ra, trên một mức độ nào đó.

+ Từ "già" có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau:

  • Nếu là tính từ có thể hiểu là:
  • Nhiều tuổi, đã sống từ lâu, đã đi đến giai đoạn cuối của một chu kỳ sinh học.
  • Mang tính chất bên ngoài, hình thức của người đã sống từ lâu dù bản thân chưa nhiều tuổi.
  • Ở từ lâu trong một nghề, một trạng thái nói chung.
  • Nói hoa lợi để quá mức mới thu hoạch hoặc chưa thu.
  • Trên mức trung bình, mức vừa dùng, mức hợp lý.
  • Nếu là đại từ, có thể hiểu là: Từ thân mật người có tuổi tự xưng hoặc người chưa già gọi người có tuổi.

Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 SGK trang 75

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2/SGK/75

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài TH tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay