Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: LẠI ĐỌC CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ CỦA NGUYỄN TUÂN
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân và chia sẻ: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở:
“Chữ người tử tù” là một tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân. Ban đầu, truyện ngắn này mang tên “Dòng chữ cuối cùng” khi được đăng trên tạp chí Tao đàn số 1 ngày 1 tháng 3 năm 1939 với lời đề từ: "Ngày xưa có một tử tù viết chữ đại tự rất tốt". Năm 1940, tác phẩm chính thức được nhà xuất bản Tân Dân cho ra mắt trong tập “Vang bóng một thời” và đổi tên là “Chữ người tử tù”. Đây được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Băng qua những mảng màu không gian tiềm thức,nhấn chìm mọi cái xấu xa độc ác hèn mọn, vượt lên khoảng không tối tăm u uất,cái đẹp mang trong mình sức sống thiện lương soi sáng lương tâm con người. Là một con người suốt đời đi tìm cái đẹp,Nguyễn Tuân đã rót vào những trang văn tất thảy những điều đẹp nhất trên cõi trần. “Chữ người tử tù “ đã mang trọn nét tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao - sáng bừng lên vẻ đẹp tài hoa,khí phách và thiên lương sáng trong tựa như ngọc. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản thực hành đọc hiểu Lại đọc “Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để thấy được sự đặc sắc của kiệt tác này nhé!
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây: Nêu một số nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Tác giả - Nguyễn Đăng Mạnh (1930 - 2018). - Quê quán: Sinh ra tại Nam Định, nguyên quán Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình. - Ông được phong học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002; - Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. 2. Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. - Văn bản Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một trong những bài nghiên cứu của GS.Nguyễn Đăng Mạnh được in trong cuốn Những bài giảng về tác gia văn học tập 1, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về mục tiêu của bài viết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ điểm đặc sắc nào về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhận xét lập luận, giọng điệu, ngôn ngữ của văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: + Trong phần 2, người viết đã lập luận như thế nào để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù, nhất là việc “biết kính sợ” “cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương)”? + Em hãy chỉ ra ý kiến, giọng điệu của người viết trong đoạn văn sau: “Nhưng thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời này cả, liệu có phải là con người không? Cái gì cũng “vô uý”, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là không biết mềm lòng trước bất cứ một cái gì, đấy là loài quỷ sứ chứ đâu phải là người! Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ.”. + Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh gì ở các nhân vật trong “Chữ người tử tù”? + Ngôn ngữ ở phần 3 có điểm gì đáng chú ý? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 HS), thực hiện yêu cầu sau: Từ nội dung văn bản “Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”, rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm và nhận xét về cách lập luận của văn bản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra Kết luận. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Mục tiêu của bài viết Văn bản trên cho thấy người viết muốn làm sáng tỏ: - Nội dung: + Muốn nhấn mạnh thông điệp về sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện với cái ác. + Cho thấy quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về cái đẹp của con người và nghệ thuật. - Nghệ thuật: + Nghệ thuật xây dựng cốt truyện cùng tình huống truyện và hình tượng nhân vật đặc sắc của tác giả. + Sử dụng triệt để các hình ảnh đối lập để làm sáng tỏ quan niệm thẩm mĩ của mình.
II. Nhận xét lập luận, giọng điệu, ngôn ngữ của văn bản 1. Lập luận trong phần 2 Trong phần 2, người viết đã tạo ra ba luận điểm để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện Chữ người tử tù: * Luận điểm 1: Ánh sáng chói lóa của con người tài đức vẹn toàn trong ngục tù tăm tối, toàn kẻ tiểu nhân. - Lí lẽ: + Trích dẫn: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. ð Sự chiến thắng của ánh sáng tri thức, của cái đẹp, cái tài, luôn tỏa sáng dù bất kì nơi đâu. * Luận điểm 2: Tinh thần cứng rán, gan góc của những người mang nhân cách cao thượng: - Lí lẽ: + Tinh thần ấy rất phù hợp với một dân tộc luôn phải đương đầu với những bọn xâm lược, với bạo lực hung hăng nhất. + Huấn Cao và người quản ngục đều là những người mang trong mình tinh thần như thế. Một người dù bị phán tử nhưng vẫn không hề sợ hãi. Một người dù là người đứng đầu một trại giam nhưng lại là người yêu thích cái đẹp và không ngần ngại đi xin chữ một người tử tù. * Luận điểm 3: Thái độ của Huân Cao với người quản ngục. - Lí lẽ: + Huấn Cao lúc đầu coi thường viên cai ngục nhưng khi chứng kiến những cử chỉ đẹp va thái độ với cái đẹp của viên quản ngục thì nhận ra tầm lòng và con người thật của ông. + Phân tích, viên cai ngục vẫn cúi đầu, nói chuyển thể hiện sự kính cẩn với Huấn Cao. 2. Giọng điệu của đoạn văn Trong đoạn văn trên, người viết đã chỉ ra ý kiến, khẳng định quan điểm của mình: "muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này: cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy, kẻ nào không biết sợ cái gì hết, đó là loài quỷ sứ”. ð Đây là một giọng điệu dứt khoát với giọng văn trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng mãnh liệt. 3. Người viết đã phân tích, làm rõ thêm khía cạnh ở các nhân vật trong Chữ người tử tù là Phân tích Chữ người tử tù, người viết không những cần đề cao cái thái độ không biết sợ của Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, mà còn phải biết ca ngời cái biết sợ của những nhân vật này. 4. Ngôn ngữ ở phần 3 Tác giả sử dụng ngôn ngữ rất nhẹ nhàng nhưng rất rõ ràng và dứt khoát. Qua đó thể hiện rõ được quan điểm ý kiến của bản thân. III. Tổng kết 1. Thông điệp - Văn chương phải có gốc rễ là sự sáng tạo và những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. - Cái đẹp, cái thiện lương dù trong hoàn cảnh nào cũng có thể chiến thắng cái đen tối, xấu xa, độc ác, muốn nên người phải biết kính sợ cái tài, cái đẹp và thiện lương trong mỗi con người. 2. Nhận xét về cách lập luận - Cách lập luận rõ ràng, dứt khoát, với một giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, có sức nặng. - Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ bao quát đến chi tiết với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp lấy từ truyện ngắn Chữ người tử tù. - Không chỉ tập trung vào nhân vật trung tâm là Huấn Cao, tác giả cũng phân tích những nhân vật khác để làm nổi bật bức thông điệp về cái đẹp, cái thiện, về nghệ thuật chân chính có thể đưa con người đến với một thế giới tốt đẹp hơn. - Tác giả cũng liên hệ đến câu thơ của nhân vật Cao Chu Thần là nguyên mẫu của Huấn Cao, hay so sánh cái cúi đầu của Viên quản ngục với cái cúi đầu của Cao Bá Quát trước hoa mai khiến cho diễn đạt trở nên phong phú, tăng sức thuyết phục và củng cố cho lí lẽ được đưa ra. |
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thực hiện nhanh tại lớp những câu trắc nghiệm sau:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác