Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Đọc 2: Trao duyên

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Trao duyên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TIẾT  : TRAO DUYÊN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt:

Hiểu được tâm trạng đầy mâu thuẫn, bế tắc, đau đớn của Thúy Kiều trong đêm trao duyên cho Thúy Vân, nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng

- Thấy được nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bac học, ngôn ngữ bình dân.

- Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du với con người, đặc biệt là những người tài hoa bạc mệnh như Kiều.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

 - Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Du và các kiến thức được giới thiệu trong bài học trước “Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp” để hiểu đoạn trích theo đặc trưng của thể loại truyện Nôm.

- Nhận biết sự tương đồng và khác biệt của truyện thơ Nôm so với truyện thơ dân gian.

- Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện Kiều” và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

  1. Phẩm chất

- Cảm thông và chia sẻ trước tình cảm đôi lứa bị chia lìa

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về văn bản Trao duyên.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý:
  • GV dẫn dắt vào bài: Khi khái quát về số phận của Thúy Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân từng viết: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi’. Quả thực, trong suốt 15 năm lưu lạc, Thúy Kiều đã trải qua rất nhiều nỗi đau với vô vàn bi kịch của một kiếp người hồng nhan mà bạc mệnh. Và, bi kịch mở đầu cho cõi đời lưu lạc đó chính là gia đình li tán, tình yêu tan vỡ. Bi kịch này được thể hiện rất rõ trong đoạn trích “Trao duyên” – bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. Mời các bạn vào bài.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích “Trao duyên”
  2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đoạn trích Trao duyên
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đoạn trích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV đưa câu hỏi để HS thảo luận:

Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về đoạn trích “Trao duyên”.( Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

+ Nhan đề “Trao duyên” gợi cho em suy nghĩ gì?

-Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

* GV bổ sung:

- Sau đêm thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương. Tai vạ ập đến khi gia đình Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Bọn sai nha ập đến nhà Kiều “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”, Vương ông và Vương Quan bị bắt, bị đánh đập, tra khảo tàn nhẫn. Đứng trước cơn gia biến, Kiều buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng để bán mình chuộc cha và em. Đêm trước ngày phải theo Mã Giám Sinh, việc nhà xong xuôi Kiều thức trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu:

“Nỗi riêng riêng những bàn hoàn

Dầu trong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn”

Rồi nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa với Kim Trọng.

-   Nhan đề đoạn trích là “Trao duyên” nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Đoạn thơ không chỉ có chuyện trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều. Sau khi chập nhận làm lẽ Mã Giám Sinh với giá: “Vàng ngoài bốn trăm”,  Thúy Kiều “Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu” Thúy Vân chợt tỉnh giấc, hỏi chuyện chị, lúc này Thúy Kiều mới dãi bày hết tâm sự và ý nguyện của mình với em những mong sẽ nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ người em gái.

I.    Tìm hiểu chung

1.    Vị trí đoạn trích

- Trao duyên sau khi bán mình → tình thế éo le → nỗi đau đớn, bất lực, vẻ đẹp phẩm chất của Kiều.

- Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”

→ Vị trí đặc biệt: khép lại những ngày tháng êm đềm, hạnh phúc, mở ra cuộc đời lưu lạc bất hạnh.

2. Bố cục: Chia làm 3 phần

- Phần 1: 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

- Phần 2: 12 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

- Phần 3: 8 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng.

3. Nhan đề “Trao duyên”

- “Duyên”: Điều trời định sẵn, trao cho con người, bởi vậy người xưa mới có câu “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên”.

- “Trao”: Hành động dành tặng một cách trang trọng, biết ơn

=> Kiều “trao duyên” cho Vân là làm trái với quy luật tình cảm, quy luật thiên mệnh trong quan niệm dân gian

=> Nhan đề đã hé mở tâm trạng đau đớn tột cùng, là sóng gió đầu tiên của Thúy Kiều. Tâm trạng của nàng bắt đầu bị giằng xé dữ dội bởi chữ tình – chữ hiếu hay chữ tình – chữ duyên.

Tiểu kết:

ð Đoạn trích “Trao duyên” có vị trí đặc biệt trong “Truyện Kiều” vì nó mở kết thúc cho chuỗi ngày êm đềm, mở ra những ngày tháng truân chuyên, đầy sóng gió của đời Kiều.

ð Nhan đề đã hé mở phần nào tâm trạng đau đớn tột cùng của Kiều khi phải lựa chọn trao duyên cho Vân.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của Trao duyên
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Trao duyên
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Trao duyên
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi:

Nhóm 1: 12 câu thơ đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân. (Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1)

- Nhóm 2: 12 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

- Nhóm 3: 8 câu cuối: Kiều đối diện với thực tại và lời nhắn gứi đến Kim Trọng

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Từ Kiều sử dụng

Từ có nghĩa tương đương

Cậy: thanh trắc tạo âm điệu nặng nề, lắng đọng trong nội tâm của Thúy Kiều.

à nhờ vả, trông mong (trông cậy),  tin tưởng (tin cậy), gửi gắm niềm hi vọng thiết tha.

Nhờ: nhờ vả, thanh bằng sắc thái nhẹ nhàng

 

Chịu: bắt buộc, nài ép, thua thiệt vì Vân đâu phải là người yêu Kim Trọng và việc sắp nhờ vả đây là một việc quan trọng .

à cầu em hãy lắng nghe mình, chấp nhận, chịu thiệt thòi.

Nhận: có phần nào tự nguyện.

 

* GV bổ sung kiến thức:

+ Đang đắn đo (Hở môi ra, cũng thẹn thùng – Để lòng thì phụ tấm lòng với ai). Bởi việc sắp nói vô cùng quan trọng, thiêng liêng, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Vì Kiều biết, việc ép buộc duyên phận với Vân là điều khiến Vân thiệt thòi, thua kém. Thế nên, Thúy Kiều dùng “cậy” mà không dùng “nhờ”, chọn “chịu” mà không dùng “nhận”, vì giữa các từ đó có sự khác biệt tinh vi. Sự việc thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao! Bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình. Thái độ “lạy” rồi mới “thưa” đầy kính cẩn, trang trọng. Kiều đã coi Vân là ân nhân số một của đời mình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong truyền thống, lời thề nguyền có ý nghĩa rất quan trọng. Tình Yêu là chữ Tình, lời thề là chữ Nghĩa, giống như Nguyễn Du đã miêu tả đêm thề nguyền của Kim – Kiều với sự chứng giám của vầng trăng vằng vằng, sáng ngời:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Đinh ninh hai mặt một lời song song

Tóc tơ căn vặn tấc lòng

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”

Chính vì vậy, trước hoàn cảnh vô cùng éo le, Thúy Kiều buộc phải làm một việc mà trái tim không muốn làm là trao lại duyên cho Vân để Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.

Đâu chỉ là gánh nặng tương tư, Kiều còn mang trên đối vai gầy bé nhỏ của mình gánh nặng gia đình khi phải lựa chọn giữa hiếu và tình:

“Duyên hội ngộ, đức cù lao,

Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn ?

Để lời thệ hải minh sơn,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành”

    Vốn dĩ “hiếu – tình” là hai phạm trù tinh thần không thể đặt lên bàn cân, vậy mà cái xã hội phong kiến kia lại bắt con người ta lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn. 

→ Hi sinh tình yêu vì gia đình, đó là lý tưởng đạo đức chung của thời đại. Xét ở phương diện tình cảm gia đình, phương diện đạo đức thì  sự lựa chọn này cũng có thể là một niềm hạnh phúc của nàng: Thà rằng liều một thân con/ Hoa dù rã cánh, lá dòn xanh cây.  

     Nhưng, Kiều lại là con người vẹn tình vẹn nghĩa, con người có ý thức sâu sắc về mình, về đau khổ và hạnh phúc của mình. Do vậy, bên cạnh hạnh phúc gia đình, nàng cũng đau đáu niềm hạnh phúc cá nhân: Tình YêuKiều phải cay đắng chọn chữ “hiếu” để rồi phải hi sinh tình yêu một cách đau đớn. Kinh thánh có câu: chỉ có ba điều tồn tại: Đức tin, hi vọng và tình yêu, tình yêu vĩ đại hơn cả→nỗi đau lớn mà Kiều phải chịu đựng. Một xã hội bắt con người phải lựa chọn những giá trị không thể lựa chọn là một xã hội tàn bạo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.Tìm hiểu chi tiết

1. Mười hai câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân

a. Lời nhờ cậy

“Cậy em // em // có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Từ ngữ:

“Cậy”:

·        Mang thanh trắc, âm sắc – âm điệu có sức nặng hơn.

·        Thể hiện thái độ: Tin cậy, tin tưởng nhất, gửi gắm.

“Chịu”:

·        Thanh trắc đối âm với “cậy”: tăng thêm sức nặng cho sự tin tưởng.

·        Mang nghĩa: bắt buộc, nài ép, chịu thua thiệt

Tâm thế của Kiều:

+ Vai vế trong gia đình: Chị gái của Vân – người bề trên

+ Qua lời nhờ cậy: Kiều đang ở thế yếu, thế dưới so với Vân

Hành đông: “lạy”, “thưa”

“Lạy”: trang nghiêm, hệ trọng

+“Thưa”: nghiêm túc, kính cẩn, trang trọng, hàm ơn

=> Không khí trao duyên  trở nên trang trọng, thiêng liêng bởi đó là một việc hệ trọng đối với Kiều ở thời điểm hiện tại sau khi Kiều đã trả hiếu cho cha, giờ đến lúc nàng trả nghĩa cho Kim Trọng.

=> Thái độ: khẩn khoản, van nài, hoàn toàn quên đi vị thế của bản thân mình so với Vân. Kiều lúc này đang là người nhờ cậy, Vân đang là người được nhờ cậy. Vì vậy, Kiều đã sử dụng những từ ngữ mang sắc thái ấy để đặt Vân vào thế khó có thể khước từ.

=> Kiều là người nhạy cảm, tinh tế, khéo léo.

b. Lời giãi bày và thuyết phục.

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

- Lời giãi bày:

+ Cảnh ngộ:

·        “đứt gánh tương tư: gánh nặng tình duyên → trách nhiệm của người con gái trong tình yêu.

·        “chắp mối tơ thừa mặc em”: Vân nối duyên tình với chàng Kim thay chị, Kiều phó thác cho Vân trả nghĩa chàng Kim → thấu hiểu Vân

=> Việc khó khăn, đẩy cả hai nhân vật vào hoàn cảnh éo le: Kiều yêu Kim Trọng, đã thề nguyền đính ước với chàng Kim nhưng lại chẳng thể vẹn được chữ tình. Còn Vân, vốn chỉ là người xa lạ trong mối tình Kim – Kiều nhưng nay lại phải thay chị trả nghĩa cho chàng Kim, dù không biết, Vân có thực sự yêu hay mến mộ Kim Trọng. Vân và Kiều rơi vào tình cảnh tình chị duyên em – một nghịch lí của cuộc đời.

+ Tình yêu:

·        Khi (3 lần)→ nhấn mạnh thời gian liên tiếp, hành động trùng điệp.→ nhiều kỉ niệm

·        Quạt ước, chén thề→ sâu nặng, chân thành → đẹp, mới chớm nở→ hạnh phúc

+ Gia đình: sóng giớ bất kì → tai họa ập đến bất ngờ khiến cả Kiều và những người thân trong gia đình đều không lường trước được.

=> Chính điều ấy đã đẩy Kiều đến bi kịch: bị giằng xe giữa hai chữ Hiếu – Tình. Một bên là đức sinh thành của cha mẹ, một bên là tình yêu đầu dang dở, ngọt ngào. Điều ấy khiến Kiều tiến thoái lưỡng nan, thật khó để vẹn toàn cả hai.

→ Kiều đã khéo léo sử dụng những lí lẽ để giãi bày, chia sẻ với Vân một cách thấu đáo ngọn ngành về tình cảnh của nàng ở hiện tại. Đó là sự thật dễ thấy, vừa chân thành, vừa có sức nặng thuyết phục.

→ Lời giãi bày của Kiều không chỉ thấu đáo mà còn là lời tố cáo xã hội tàn bạo, sẵn sàng đẩy cả gia đình vào vòng xoáy đen tối của đồng tiền. Xã hội ấy đã dìm con người xuống đáy sâu của sự tăm tối, chặt đứt cán cân công lí, xóa hết sự công bằng, bình đẳng. Nó là nguyên nhân khiến Kiều và những người như nàng phải cam chịu kiếp sống như vậy.

- Lời thuyết phục:

+ Lí: ngày xuân em còn dài → xót xa, đau đớn cho Kiều.

+ Tình:

·        xót tình  máu mủ (thành ngữ) → ruột thịt, huyết thống→ tình chị duyên em→ đồng cảm từ Vân

·        Thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối (thành ngữ): cái chết của mình → gợi sự thương cảm ở Thúy Vân→ tri ân, khích lệ Vân

→ Tha thiết, chân thành, thấu tình đạt lí

=>Với tài năng trong kết hợp lối nói trang nhã trong sáng tác văn chương bác học (sử dụng điển tích, điển cố) với cách nói giản dị, nôm na của văn chương bình dân (thành ngữ dân gian quen thuộc), Nguyễn Du đã thành công trong việc xây dựng vẻ đẹp của Thúy Kiều: Con người tình nghĩa, thông minh, khôn khéo, giàu đức hi sinh.

2. Mười hai câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy vân.

a. Sáu câu thơ đầu: Tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Trao những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền

=> Những kỉ vật thiêng liêng vốn là minh chứng cho tình yêu giữa Kim và Kiều. Kiều cất giữ và coi chúng là những thứ vô giá trong đời mình. Vì thế để dứt ruột trao lại cho Vân là cả quá trình nàng đấu tranh, dằn vặt bản thân mình.

- Lời dặn dò thứ nhất: “Duyên này thì giữ” >< “vật này của chung”

+“Duyên này”: duyên phận giữa Kim – Kiều giữ lại cho riêng mình.

“Của chung: Trước đó chúng chỉ là những kỉ vật của của Kim, Kiều nhưng nay còn là kỉ vật của Vân.

à Phép tiểu đối được sử dụng nhuần nhuyễn, khéo léo trong câu thơ thể hiện những mâu thuẫn gay gắt trong nội tâm Kiều: Sự giằng xé giữa giữa lí trí và tình cảm, giữa hoàn cảnh và khát vọng, giữa hành động và lời nói. Sau cùng Kiều vẫn phải đưa ra chọn lựa, gửi lại cho Vân mọi kỉ vật nàng đã giữ gìn.

- Tâm trạng:

+ Kiều đang phải chia lìa, vĩnh biệt với mối tình đầu đẹp đẽ, lãng mạn

+ Lòng nàng đang chất chứa bao đau đớn, giằng xé, chua chát.

=> Tâm trạng ấy là điều dễ hiểu với một người nặng tình như Kiều mà mối tình với chàng Kim lại là tình đầu, là những rung cảm tinh khôi, trong trẻo nhất, càng khó để quên, càng khó để dứt tình. Kiều có thể trao duyên nhưng không thể trao tình cho Vân.

 b. 8 câu thơ tiếp: Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao kỉ vật

 

-----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Đọc 2: Trao duyên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Trao duyên, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay