Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
- HS biết thực hành viết văn bản nghị luận viết văn bản nghị luận về một một tác phẩm thơ
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi: Khi đọc tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du em tâm đắc với điều gì nhất?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gợi ý: HS có thể phát biểu về một số đoạn trích tâm đắc nhất và viết bài nghị luận về đoạn trích đó.
- GV gợi ý: Điều tâm đắc nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chính là giá trị nhân đạo mà Nguyễn Du đã xây dựng:
+ Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:
+ Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:
+ Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:
- GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi tác phẩm văn học đều mang tới cho người đọc những cảm nhận và bài học nhận thức riêng. Để hiểu được một bài thơ, ta cần tìm kiếm, chắt lọc các thông tin cần thiết và soi chiếu nó dưới nhiều góc độ. Làm thế nào để có thể viết được bài nghị luận về một tác phẩm thơ như thế? Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Những điều cần chú ý khi viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một bài nghị luận về một tác phẩm thơ cần chú ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | I. Yêu cầu đối với viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ Để viết bài nghị luận về một tác phẩm thơ, các em cần lưu ý: - Đọc kĩ bài thơ, đoạn thơ, chú ý xác định các yếu tố hình thức (tên bài thơ, thể thơ, vần, nhịp, nhân vật trữ tình, phép điệp, đối, hình ảnh, các biện pháp tu từ, cấu tứ,...), từ đó, phân tích để chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ, đoạn thơ. - Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các dẫn chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm. - Liên hệ, so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả bài thơ, đoạn thơ được nêu trong đề văn. - Biết cách sử dụng các từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những cảm nhận và rung động của em với các chi tiết, hình ảnh,... đặc sắc trong bài thơ. - Suy nghĩ về giá trị, sự tác động của bài thơ, đoạn thơ đối với người đọc và với chính bản thân. |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực hành viết trang 46,47 và thực hiện theo các bước - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Thực hành viết theo các bước Đề bài tham khảo: Phân tích sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ “Đây mùa thu tới” (Xuân Diệu) 1. Chuẩn bị viết Xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. + Trọng tâm cần làm rõ: sự độc đáo về nội dung và hình thức của bài thơ Đây mùa thu tới. + Kiểu văn bản chính: nghị luận về một tác phẩm thơ. + Phạm vi dẫn chúng: văn bản Đây mùa thu tới và các bài thơ có cùng đề tài (đặc biệt là những bài thơ về mùa thu trong văn học trung đại của Nguyễn Khuyến, Đỗ Phủ).
2. Tìm ý, lập dàn ý a. Tìm ý cho bài viết bằng cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:
b. Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: - Mở bài: nếu vấn đề bằng một trong các cách: phản đề, so sánh, đặt câu hỏi… - Thân bài: giải quyết vấn đề, ví dụ: + Phân tích khổ 1: Mùa thu về Vẻ đẹp tang tóc: Tiễn đưa mùa hạ Vẻ đẹp kiêu sa của một giai nhân: Mùa thu sắc vàng mơ kiều diễm (so sánh với sắc xanh của mùa thu truyền thống trong thơ Nguyễn Khuyến…) + Phân tích khổ 2: mùa thu ngấm sau vào thế giới cảnh vật. + Phân tích khổ 3… + Phân tích khổ 4:… - Kết bài: Tổng hợp được vấn đề bằng một trong các cách: tóm lược, phát triển, phối hợp giữ tóm lược với phát triển,… |
Hoạt động 3: Viết bài
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác