Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT: TẠ QUANG BỬU - NGƯỜI THẦY THÔNG THÁI
- Nhận biết và phân tích được cách đặt nhan đề của tác giả, suy đoán được nội dung của văn bản từ nhan đề “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái”
- Phân tích, đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, suy luận và phân tích được vai trò của các số liệu, dẫn chứng trong việc thể hiện thông tin của văn bản.
- Nhận biết được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự trong văn bản; giải thích được mục đích lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Phân tích, đánh giá được quan điểm, thái độ của người viết trong văn bản.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.
- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Viết được văn bản thông tin ngắn.
- Biết thuyết trình về một vấn đề; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
- Biết coi trọng giá trị của thông tin, không ngừng mở mang hiểu biết về đời sống xung quanh.
- Biết coi trọng, giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người Việt
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu bài tập, phiếu củng cố mở rộng, phiếu ghi chép…
- SGK, SGV, giáo án…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Đăt câu hỏi: Nhân vật trong video clip đã có những việc làm và hành động gì? Và ảnh hưởng gì tới những người xung quanh?
Từ đó dẫn vào bài học: Chính những phẩm chất cao đẹp đó làm nên vẻ đẹp của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Bài “Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái” là một ví dụ tiêu biểu.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu 1 video clip về một số hành vi, việc làm cao đẹp của người Việt trong chiến tranh cũng như hòa bình.
Đăt câu hỏi: nhân vật trong video clip đã có những việc làm và hành động gì? Và ảnh hưởng gì tới những người xung quanh?
(https://www.youtube.com/watch?v=sRpaBYX4_4U)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhìn vào video, dự báo trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt:
- GV dẫn dắt vào bài: Những phẩm chất … cao đẹp đó làm nên vẻ đẹp của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Bài “Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái” là một ví dụ tiêu biểu.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Hàm Châu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? Và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn đọc, cử chỉ, hành dõi, nắm bắt các nội dung chính của các đoạn, trả lời câu hỏi sách giáo khoa - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào trả lời được câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Hàm Châu (1943 - 2016) là một nhà văn, nhà báo chuyên viết về những tấm gương sáng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - nghệ thuật của Việt Nam. - Ông được xem là sứ giả của giới khoa học Việt Nam. Các gương mặt khoa học xuất sắc quốc tế và Việt Nam đều được đúc vẽ qua ngòi bút của ông thật sống động và sâu sắc.
2. Tác phẩm - Xuất xứ: Văn bản được trích trong cuốn sách nhiều tập: Người trí thức quê hương. - Đây là cuốn sách viết về nhưng con người tiêu biểu cho phẩm chất trí tuệ Việt Nam. - Nội dung đoạn trích: Viết về người thầy thông thái, lỗi lạc – một tấm gương sáng về học tập, thái độ của giáo dục Việt Nam – Tạ Quang Bửu |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- HS nắm được nội dung văn bản, xác định được bố cục văn bản, đánh giá được giá trị thông tin mà văn bản đề cập tới.
- Nhận biết và phân tích được giá trị của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản.
- Hiểu được mục đích, thái độ của người viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu văn bản “Tạ Quang Bửu – Người thầy thông thái” Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành nhóm và yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu văn bản theo câu trả lời gợi ý trong SGK (thời gian: 8 phút) + Nhóm 1: câu 1,2 + Nhóm 2: câu 3,4 + Nhóm 3: câu 5,6 - Sau pháp mảnh thời gian thảo luận nhóm, các phương ghép và thảo luận cùng các nhóm thành viên trong nhóm thực hiện tách nhóm theo còn lại. - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Tuyên dương các nhóm đã hoàn thành bài tập. - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
GV mở rộng: Văn bản đem lại cho người đọc thông tin và nhận thức đúng đẵn về lối sống, cống hiến và làm việc của Giáo sư Tạ Quang Bửu. Ông không ngừng nỗ lực, dốc toàn tâm toàn lực của mình để tạo ra những bài học, những giá trị thiêng liêng cho muôn đời sau. Soi mình với thầy Tạ Quang Bửu, chúng ta rút ra được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống như mục đích cuối cùng của việc học, phương pháp học tập và làm việc có hiệu quả, sống có ích với cuộc đời. Để có thể gìn giữ và phát huy giá trị thiêng liêng đó, mỗi chúng ta cần cố gắng học hỏi và rèn luyện, luôn trang bị cho mình ý chí vững vàng, để khó khăn không thể cản bước trên con đường tiến tới vinh quang. Quả thực, từ việc soi chiếu phẩm chất của GS. Tạ Quang Bửu ta mới thấy được những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: yêu nước, liêm khiết, trung thực, cần cù chăm chỉ, tinh thần đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, ham học hỏi,…Có lẽ, đó là những yếu tố giúp cho dân tộc Việt Nam không hề nhỏ bé dù đứng trước bất kì giông tố nào của lịch sử. Vị cha già kính yêu của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời của người, không lúc nào trái tim của người không nghĩ về đất nước, về nhân dân. Người dành cả thanh xuân, từ bỏ cả tình yêu đôi lứa để quyết ra đi tìm đường cứu nước. Người lãnh đạo quân và dân ta chiến đấu kẻ thù. Để rồi người ra đi để lại muôn vàn tiếc thương với đồng bào Việt Nam và cả Thế giới, để lại cho bao thế hệ con em những hành trang quý giá để vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ 2: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Viết lên bảng. | II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Đề tài, chủ đề - Đề tài của văn bản trên là: Tác phẩm viết về quan điểm, nghệ thuật sống và lối sống của Tạ Quang Bửu - Bố cục của văn bản gồm 2 phần: + Phần 1: Nêu lên và làm sáng tỏ sự thông thái, uyên bác của Tạ Quang Bửu với rất nhiều dẫn chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. + Phần 2: Đánh giá khái quát và nêu suy nghĩ của các nhân người viết với Tạ Quang Bửu, người được nói tới trong bài viết. 2. Mục đích và cách triển khai bài viết - Mục đích: Văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề Giáo sư Tạ Quang Bửu là một người tài giỏi, thông thái. - Cách triển khai bài viết: + Tác giả Hàm Châu đã nêu lên những nhân vật liên quan đến Tạ Quảng Bửu với những lời nhận xét khách quan về ông:
=> Các nhân vật được Hàm Châu đề cập đến đều có đặc điểm chung là người có học thức, tài cao, biết nhìn xa trông rộng. + Tác giả triển khai bài viết bằng cách liệt kê những câu chuyện có liên quan đến Tạ Quang Bửu. Đó là những hồi tưởng, những câu chuyện và đánh giá của người khác về ông làm căn cứ chứng minh vấn đề. => Việc trích dẫn ý kiến của nhiều nhân vật giúp cho người đọc có cái nhìn đa chiều về tình cách, quan điểm, thái độ của Tạ Quang Bửu với mọi việc trong cuộc đời, sự nghiệp của ông. Chính điều ấy làm tăng tính khách quan, thuyết phục người đọc tin vào vấn đề mà tác giả đề cập đến. 3. Thái độ, tình cảm của người viết - “Nhà thông thái của chúng ta…”: tác giả gọi Tạ Quang Bửu là nhà thông thái thể hiện sự kính trọng của ông với bậc hiền tài. - “Giáo sư Tạ Quang Bửu đột ngột ngừng làm việc”: Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh bằng từ “ngừng làm việc” thay cho từ “đổ bệnh”. => Hàm Châu bày tỏ lòng tôn kính với Giáo sư Tạ Quang Bửu vì những giá trị tốt đẹp và những thành tựu mà Giáo sư tạo ra. Đồng thời thể hiện niềm tiếc thương vô bờ bến với sự ra đi của Giáo sư Tạ Quang Bửu.
III. Tổng kết 1. Nội dung Văn bản viết về sự thông thái của giáo sư Tạ Quang Bửu và nhưng cống hiến của ông. 2. Nghệ thuật - Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, logic. - Dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác