Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
BÀI 5: TRUYỆN NGẮN
……………………………………..
Môn: Ngữ văn - Lớp 11
Số tiết: tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5
- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,…); nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng, triết lí nhân sinh,…) của truyện ngắn hiện đại.
- Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và đời sống.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu viết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.
- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm truyện.
- Biết giới thiệu một tác phẩm truyện theo lựa chọn cá nhân.
- Biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp; tin tưởng vào phẩm chất trong sáng, cao thượng, tình yêu và lòng can đảm của con người.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT: KIẾN THỨC NGỮ VĂN
- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,…); nội dung (đề tài, chủ đề tư tưởng, triết lí nhân sinh,…) của truyện ngắn hiện đại.
- Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và đời sống.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu viết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.
- Viết được bài nghị luận về một tác phẩm truyện.
- Biết giới thiệu một tác phẩm truyện theo lựa chọn cá nhân.
- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.
- Vận dụng các yếu tố về hình thức, nội dung của truyện ngắn để viết các bài phân tích tác phẩm truyện.
- Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về một văn bản truyện ngắn.
- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- GV chuẩn bị slide khởi động: Hs quan sát các bức hình
- Học sinh trả lời câu hỏi
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh về một số truyện ngắn nổi tiếng của văn học Việt Nam và nêu câu hỏi: “Đây là những tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm ấy?”
(Truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao)
(Truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân)
(Truyện ngắn “Chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân)
(Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
(Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long)
- HS quan sát trả lời
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc, suy nghĩ kết hợp tìm hiểu trước ở nhà để trả lời các câu hỏi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi: + Chỉ ra sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật? + Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường là gì? Biểu hiện của nó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thảo luận tìm câu trả lời Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận - Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn. | Kiến thức ngữ văn 1. Sự kết nối gữa lời người kể chuyện và lời nhân vật - Trong truyện ngắn, lời người kể chuyện nhằm giới thiệu, miêu tả nhân vật, bối cảnh, dẫn dắt câu chuyện, tạo thành giọng chủ đạo của truyện. - Lời nhân vật là phương tiện bộc lộ ý nghĩ, tâm trạng, cá tính của nhân vật trong từng tình huống cụ thể, góp phần thể hiện phẩm chất, tính cách nhân vật. - Lời nhân vật thường có sự phối hợp hài hòa với lời của người kể chuyện => Tạo nên sự nối tiếp của mạch truyện và thúc đẩy câu chuyện phát triển. 2. Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường - Quy tắc ngôn ngữ: Chuẩn mực chung về cách phát âm, dùng từ, cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu, dấu câu,…được mọi người trong cộng đồng thống nhất sử dụng để đảm bảo hiệu quả giao tiếp. - Tuy nhiên trong một số trường hợp để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt người nói và người viết có thể phá vỡ những quy tắc này => Tăng hiệu quả giao tiếp - Một số trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác