Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo)

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT (tiếp theo)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch, truyện và nghị luận.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận diện và phân tích được những đặc điểm của ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết trong các văn bản kịch, truyện và nghị luận.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào tạo lập văn bản.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Theo em ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được hình thành trong những tình huống giao tiếp khác nhau như thế nào? Điều gì quy định đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi mở: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được hình thành trong khi giao tiếp có thể là giao tiếp trực tiếp hoặc qua văn bản. Điều quy định đặc điểm ngôn ngữ nói đó chính là bằng âm thanh còn ngôn ngữ viết qua hệ thống chữ viết.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong giao tiếp xã hội thường ngày, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai thứ ngôn ngữ xuất hiện rất nhiều. Mỗi một ngôn ngữ lại có một đặc điểm riêng. Trong bài Thực hành tiếng việt ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau luyện tập về đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết

  1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, lý thuyết về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Trình bày lại đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đã được học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Tìm hiểu lý thuyết.

1. Ngôn ngữ nói

+ Phương tiện được sử dụng là âm thanh (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt,... (phương tiện phi ngôn ngữ). Do sử dụng các phương tiện này, lời nói khó phổ biến rộng và lưu giữ lâu dài, nếu không được ghi âm, ghi hình.

+ Có người nói và người nghe; người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau. Để thể hiện thái độ lịch sự, người đối thoại cần đợi đến lượt lời của mình. Khi đối thoại, do cả người nói và người nghe đều phải phản ứng nhanh nên người nói cần chú ý cân nhắc sử dụng từ ngữ, cách nói sao cho thuyết phục, lịch sự; người nghe cần tập trung chú ý để hiểu đúng và đầy đủ ý kiến của người nói.

+ Ngôn ngữ nói thường sử dụng những từ giản dị, dễ hiểu và những từ biểu cảm như trợ từ, thán từ. Nhờ có sự hỗ trợ của bối cảnh giao tiếp, người nói có thể sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt. Người nói có thể sử dụng những yếu tố chêm xen dư thừa để người nghe dễ theo dõi.

2. Ngôn ngữ viết

+ Phương tiện được sử dụng là chữ viết (phương tiện ngôn ngữ), kết hợp hình ảnh, kí hiệu, sơ đồ,... (phương tiện phi ngôn ngữ). Nhờ những phương tiện này mà các văn bản viết được phổ biến rộng và lưu giữ rất lâu dài.

+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết (viết thư, viết báo, viết sách,...) là hình thức giao tiếp mà người viết và người đọc không thể ngay lập tức đổi vai cho nhau. Nhưng người viết vẫn phải hình dung là viết cho người đọc nhất định và có thể nhận được phản hồi của người đọc.

+ Ngôn ngữ viết thường là ngôn ngữ được trau chuốt, hoàn chỉnh. Vì đối tượng giao tiếp (người đọc) không có mặt nên người viết cần lựa chọn từ ngữ và cách diễn đạt sao cho người đọc hiểu đúng và hiểu đầy đủ điều mình muốn nói. Ngôn ngữ viết ít sử dụng các câu rút gọn, câu đặc biệt, các yếu tố chêm xen dư thừa.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan đến ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Luyện tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:

Bài 1: Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong một đoạn kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (từ “Hồn Trương Ba: Ta... ta... đã bảo mày im đi!” đến “Hồn Trương Ba: (như tuyệt vọng) Trời!” ở các trang 104 – 105).

Bài 2: Nhận xét về những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong các đoạn văn sau:

  1. a) Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thẳng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới. Tôi không so sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém. Đời xưa có thể có những bậc kì tài đời này không sánh kịp. Đừng lấy một người sánh với một người. Hãy sánh thời đại cùng thời đại. Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có thời đại phong phủ như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu. (Hoài Thanh)
  2. b) Việc Nguyễn Du sử dụng tiếng mẹ đẻ để viết “Truyện Kiều” được hậu thế đánh giá rất cao. Như con ong hút nhuỵ của muôn loài hoa để làm mật, nghệ sĩ Tổ Như đã kết hợp nhuần nhuyễn vốn ngôn ngữ dân gian và vốn ngôn ngữ bác học để tạo nên ngôn ngữ “Truyện Kiều” “như làm bằng ánh sáng vậy” (Nguyễn Đình Thi), “là một viên ngọc quý cơ hồ không có vết, là một tiếng đàn lạ không bao giờ lỡ nhịp, ngưng cung” (Hoài Thanh). (Hoàng Hữu Yên)
Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài TH tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Tiếp theo), giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay