Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 Đọc 1: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

..................................................

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

  • Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả, nhận biết được thái độ và quan điểm của người viết…. tác dụng của các yếu tố hình thức như bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin….
  • Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu, từ đó có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
  • Viết được văn bản thuyết minh tổng hợp có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
  • Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét đánh giá được về nội dung và cách thức thuyết trình biết đặt câu hỏi về những điều cần làm rõ.
  • Luôn có ý thức chấp hành, làm theo pháp luật, trân trọng giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT: PHẢI COI PHÁP LUẬT NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được cách đặt nhan đề của tác giả, suy đoán được nội dung của văn bản từ nhan đề “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”

- Phân tích, đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, suy luận và phân tích được vai trò của các số liệu, dẫn chứng trong việc thể hiện thông tin của văn bản. 

- Nhận biết được các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, tự sự trong văn bản; giải thích được mục đích lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản. 

- Phân tích, đánh giá được quan điểm, thái độ của người viết trong văn bản. 

- Thấy được tầm quan trọng của việc phải coi trọng pháp luật .

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

- Viết được văn bản thông tin ngắn.

- Biết thuyết trình về một vấn đề; nghe và nắm bắt được nội dung thuyết trình, quan điểm của người nói; biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.

  1. Phẩm chất

- Biết tôn trọng và chấp hành luật pháp hiện hành của nhà nước và bất kì quốc gia nào mình sinh sống, định cư.

- Biết yêu quý, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Phải coi pháp luật như khí trời để thở.
  3. Nội dung: GV cho HS xem một đoạn video miêu tả về hậu quả của việc không chấp hành luật giao thông và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: 

-Hằng ngày, chúng ta vẫn thường thấy, đọc, hoặc nghe về các vụ tại nạn giao thông.

- Theo bạn, lý do dẫn tới những tai nạn đó là gì? Lý do khách quan và chủ quan?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về tìm hiểu tai nạn giao thông và lý do xảy ra tai nạn giao thông.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Theo bạn, Liệu luật an toàn giao thông có cần thiết hay không? Xã hội sẽ thế nào nếu không có luật giao thông. Kể ra một số hành vi vi phạm giao thông mà em biết.

 

- GV mở đọan video về luật khi tham gia giao thông.

(https://www.youtube.com/watch?v=UW_1nVW492k)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi, nhìn vào hình ảnh, dự báo những nguy hiểm có thể xảy ra khi tham gia giao thông

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt:

- GV dẫn dắt vào bài: Pháp luật là một phần thiết yếu của cuộc sống trong xã hội. Đó là những điều đơn giản nhất để thiết lập trật tự xã hội và quan trọng hơn cả là bảo vệ quyền lợi cá nhân của mỗi công dân ở một quốc gia. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể hiểu và duy trì điều đó? Bài viết “Phải coi

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm về văn bản thông tin
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin về pháp luật trong đời sống.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

+ Trình bày những hiểu biết của em về nhan đề cũng như bố cục của văn bản thông tin?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

I.Tìm hiểu kiến thức ngữ văn

Nhan đề, bố cục, cách trình bày thông tin và thái độ người viết

+ Nhan đề của văn bản thông tin thường tập trung nêu bật đề tài của văn bản: tức là nó trả lời cho câu hỏi: “Văn bản viết về vấn đê gì?”

+ Bố cục và cách trình bày văn bản thông tin: Bố cục là hình thức sắp xếp các phần, mục lớn của một văn bản. Bố cục của văn bản thông tin thường có các phần, mục lớn như:

· Nhan đề

· Sapo

· Thời gian

· Nơi in văn bản

· Nội dung chính của văn bản

+ Văn bản thông tin thường được trình bày bằng kênh chữ hoặc có thể kết hợp với kênh hình, kênh chứ có thể có các tiểu mục; kết thúc văn bản có thể có mục tài liệu tham khảo và các chú thích.

+ Thái độ và quan điểm của người viết ở văn bản thông tin được thể hiện ở nội dung đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán thông qua các yếu tố như nhan đề văn bản, cách trình bày thông tin việc sử dụng ngôn ngữ.

 

Hoạt động 2: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm về văn bản thông tin
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin về pháp luật trong đời sống.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Lê Quang Dũng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? Em từng đọc những cuốn sách nào của ông?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn đọc, cử chỉ, hành dõi, nắm bắt các nội dung chính của các đoạn, trả lời câu hỏi

+ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

+ Văn bản có thể chia thành mấy đoạn và xác định nội dung của từng phần?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào trả lời được câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV lưu ý: Đây là văn bản thông tin, tức là bài viết cung cấp thông tin về các vấn đề, lĩnh vực trong đời sống xã hội nên không cần quá chú trọng tới giọng đọc truyền cảm, diễn cảm. Văn bản thông tin cần rõ ràng về thông tin. HS cần đọc chậm rãi, rõ ràng, chú ý nhấn mạnh các số liệu, dẫn chứng và lời bình luận, nhận xét của tác giả.

GV có thể đọc mẫu trước cho HS, sau đó HS lần lượt đọc.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Lê Quang Dũng (1943 - 2005) là một tác giả, nhà báo, và phóng viên nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực văn học và truyền thông của đất nước.

- Các phẩm của ông thường tập trung vào việc phân tích, truyền tải các vấn đề xã hội, chính trị, và nhân văn

2. Tác phẩm

-  Xuất xứ: được trích trong cuốnNgười Việt: Phẩm chất và thói hư tật xấu”.

- Đây là cuốn sách vào việc khám phá phẩm chất tích cực và những vấn đề tiêu cực trong xã hội Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn

- Đoạn trích “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”: viết về ý thức kỉ luật của người Việt Nam – một điểm yếu của dân ta trong quá trình hội nhập quốc tế và đề ra một số biện pháp khắc phục.

3. Đọc văn bản

- Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh

- Văn bản có 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Câu chuyện an toàn lao động

+ Đoạn 2: Câu truyện tai nạn giao thông

+ Đoạn 3: Những trò đùa tai hại

+ Đoạn 4: Phải coi pháp luật quan trọng như khí trời để thở.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản 
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản 
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung văn bản “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm và yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu văn bản theo các câu hỏi định hướng:

+ Nhóm 1: Xác định chủ đề /đề tài của văn bản? Tóm tắt nội dung chính của mỗi phần bằng những câu ngắn gọn.

+ Nhóm 2: Văn bản “Phải coi luật pháp như khí trời để thở” là một văn bản tổng hợp thông tin. Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản này.

+ Nhóm 3: Mục đích của văn bản? Cách thức tác giả triển khai bài viết để thực hiện được mục đích ấy?

+ Nhóm 4: Nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả bài viết? Rút ra bài học nhận thức cho bản thân?

- Sau thời gian thảo luận nhóm, các phương ghép và thảo luận cùng các nhóm thành viên trong nhóm thực hiện tách nhóm theo còn lại.

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả.

 - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc lại văn bản theo yêu cầu, suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Tuyên dương các nhóm đã hoàn thành bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV giảng thêm: Nội dung văn bản mang lại rất nhiều thông tin. Thông qua văn ta có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.

- Trong thực tế, vẫn tồn tại những hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống xảy ra thường ngày trong đời sống. Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, không đội mũ bảo hiểm hay uống rượu lái xe gây ra tai nạn không đáng có. Ví dụ như vụ một người chồng uống rượu xong lái xe trở vợ bầu gây ra tai nạn giao thông không đáng có khiến vợ mất ngay tại chỗ. Trên nhiều tuyến đường Hà Nội về đêm thường xuyên xảy ra các cuộc đua xe máy trái phép của nhiều đối tượng thanh thiếu niên, gây mất trật tự xã hội.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản “Phải coi luật pháp như khí trời để thở”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng.

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Chủ đề/Đề tài

- Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.

- Vấn đề ấy rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay.

2. Cách sắp xếp bố cục

- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.

- Nội dung cụ thể của từng phần

+ Phần 1: Mở đầu – Sa pô

+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể về một câu chuyện liên quan đến một tai nạn xảy ra trong lao động mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kĩ sư người Nga.

+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Sau đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến cá nhận.

+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.

+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.

3. Mục đích và triển khai bài viết

- Văn bản viết ra nhằm mục đích: Chứng minh với bạn đọc tầm quan trọng của pháp luật, muốn xã hội văn minh phải thượng tôn pháp luật.

- Nhằm sáng tỏ mục đích chính của văn bản, tác giả Quang Vũ đã chia văn bản thành các mục với các nội dung nổi trội được nhiều người quan tâm.

Vấn đề

Nội dung

Thái độ, nhận xét của tác giả

An toàn trong lao động

- Vụ cháy ở giàn khoan đầu mỏ Bạch Hổ do hai thợ sơn phòng hút thuốc chưa dập lửa để bén vào giẻ lau có dung dịch axeton.

- Công nhân nổi hứng câu cá ở chân đế của giàn khoan và trượt chân ngã xuống biển, vài ngày sau mới thấy xác nổi lên.

Đồng tình với lời nhận xét của kĩ sư Nga về lao động Việt: Công nhân Việt Nam làm được việc nhưng ý thức kỉ luật chưa cao đặc biệt là an toàn lao động kém.

Tai nạn giao thông

- Cậu con trai của anh bạn trước khi đi Thạc sĩ, liên hoan và uống rượu sau đó lái xe máy không làm chủ được tốc độ và lao vào chiếc xe tải ngược chiều, chết ngay tại chố.

- Số liệu: Việt Nam có 276.873 vụ tai nạn giao thông làm 113.754 người chết và 296.592 người bị thương trong 15 năm gần đây (1990 – 2005), chỉ tính riêng năm 2005 có tới 12.048 người chết.

Hãy thử tưởng tượng mỗi năm tai nạn giao thông xóa sổ dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy nó khủng khiếp biết chừng nào.

Các trò nghịch quá trớn của một số cá nhân, tập thể

- Trò đùa có lựu đạn trên chuyến bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Các biện pháp an ninh được áp dụng, ngành hàng không trễ chuyến bay, hành khách được một phen hú vía.

 

Họ là những người làm văn hóa mà không hiểu cái tối thiểu của văn hóa pháp luật. Thử hỏi nếu những hành khách kia thực sự có văn hóa, hiểu biết pháp luật và việc xử phạt ucar nhà nước nghiêm minh thì có ai dám đùa theo kiểu đó.

=> Trong các mục đó tác giả đưa ra những câu chuyện có thật, những số liệu cụ thể để tăng sức thuyết phục với người đọc. Bên cạnh ý kiến nhận xét của mình, tác giả còn lồng ghép một số nhận xét, quan điểm của một số người nhằm tăng tính khách quan của bài viết.

=> Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản viết về vấn đề con người phải coi pháp luật như khí trời để thở nếu muốn xã hội văn minh.

2. Nghệ thuật

- Bố cục bài viết chặt chẽ, rõ ràng, xác đáng: từ việc đặt vấn đề -> giải quyết vấn đề (xây dựng các tiêu đề, mục, phần sáng rõ)

- Sử dụng từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.

- Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: thuyết minh, tự sự, biểu cảm.

- Dẫn chứng xác thực, cụ thể, chính xác đầy sức thuyết phục.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 Đọc 1: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay