Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Đọc 4: Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • Hiểu được tâm trạng, nỗi niềm của Kiều cùng lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của nàng đối với Từ Hải.

- Thấy được hình tượng nhân vật Từ Hải – một con người có phẩm chất và chí khí phi thường.

- Thấy được sự sáng tạo đặc sắc của Nguyễn Du trong việc xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng Từ Hải.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Biết giúp đỡ người khác khi chứng kiến cuộc sống nghiệt ngã, khó khăn trong khả năng mình có thể.

- Biết nhìn nhận, đánh giá đúng đắn bản chất của một người thông qua những hành động, lời nói, cử chỉ với những người xung quanh.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS vẽ chân dung Từ Hải
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

GV chuyển giao nhiệm vụ: Đưa những câu thơ Nguyễn Du dùng để tái hiện chân dung Từ Hải:

“Râu hùm hàm én mày ngài,

Vai năm tấc rộng thân mười thước cao

Và:

“Trai anh hùng gái thuyền quyên,

Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”

+ HS cùng với những hiểu biết về những người anh hùng xưa và trí tưởng tưởng của bản thân vẽ bức chân dung của Từ Hải.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS thực hiện chân dung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra nhận xét:
  • GV dẫn dắt vào bài: Khi miêu tả về chân dung Từ Hải, Nguyễn Du từng viết:

Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”

Từ Hải - người anh hùng được Nguyễn Du xây dựng mang đậm dấu ấn thời đại lại mở ra cách nhìn mới mẻ gắn với lý tưởng đấu tranh vì tự do, công lý. Có thể nói Từ Hải là nhân vật chiếm nhiều tình cảm của nhà thơ trong suốt thiên truyện. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhân vật này qua văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đoạn trích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Dựa vào phần Chuẩn bị trong SGK cùng những hiểu biết cá nhân, trình bày hiểu biết của em về đoạn trích.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tìm hiểu đưa ra câu trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV giảng: Sau biến cố gia đình, Kiều bước vào con đường 15 năm truân chuyên lưu lạc “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Quãng thời gian sống nhục nhã chốn lầu xanh Kiều chưa bao giờ từ bỏ suy nghĩ và khao khát được thoát khỏi nơi này. Và Từ Hải xuất hiện như một tia sáng hi vọng cho cuộc đời Kiều. Chỉ sau hai lần gặp gỡ, Từ đã dứt khoát vung tay cứu Kiều khỏi chốn lầu xanh nhơ nhớp, bẩn thỉu và cưới nàng làm vợ. Từ coi Kiều như tri kỉ của đời mình, chỉ mong mang đến cho nàng cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau khi chinh chiến khắp nơi, Từ đã công thành danh toại, về đón Kiều, giúp nàng báo ân báo oán. Đoạn trích “Anh hùng tiếng đã gọi rằng” tiếp ngay sau cuộc đền ơn, báo oán của Kiều. Đoạn trích đã cho thấy rõ được sự biết ơn vô ngần của Kiều dành cho Từ và tấm lòng Từ dành cho giai nhân.

I. Tìm hiểu chung

1. Vị trí đoạn trích

Sau khi gặp Từ Hải hai lần, Kiều được Từ cứu thoát khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Đoạn trích này tiếp ngay sau cuộc đền ơn, trả oán của Kiều.

- Đoạn trích: từ câu 2419 đến câu 2450, thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc trong “Truyện Kiều”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bố cục: Chia làm 2 phần

- Phần 1: 18 câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.

- Phần 2: 14 câu còn lại: Vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Anh hùng tiếng đã gọi rằng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

+ Nhóm 1:Vẽ lại bức tranh của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán; thêm các chú thích về lời nói, xưng hô của các nhân vật.

Nhóm 2: Xác định những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích (cách ngắt nhịp, từ ngữ, sử dụng điển tích điển cố,…)

Nhóm 3: Cảm nhận về hình tượng nhân vật người anh hùng Từ Hải và tư tưởng anh hùng của Nguyễn Du gửi gắm qua đoạn trích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

GV bình giảng: Cái lạy trong quan niệm của người Việt nói riêng và người phương Đông nói chung đều mang nghĩa thiêng liêng, ghi lòng tạc dạ. Trước Từ, Kiều đã từng lạy Vân trong đêm trao duyên:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Nếu trong đoạn trích “Trao duyên”, Kiều lạy Vân để thể hiện sự tha thiết, khẩn cầu mong Vân rủ lòng thương để chấp nhận trả mối duyên tình của mình với chàng Kim thì đến đây, cái lạy của Kiều với Từ Hải không chỉ đơn thuần là cái lạy tha thiết của một nữ nhi yếu đuối, thường tình mà đó là cái lạy xuất phát từ sâu thẳm tâm hồn của một người vừa nhận được ân tình lớn lao của Từ Hải – vị ân nhân đã cứu vớt cuộc đời nàng khỏi vũng lầy tăm tối. Nguyễn Du đã thật tinh tế khi lựa chọn từ ngữ trong những trường hợp như

GV bình giảng: Hành động của Từ Hải không phải tự phát mà xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa, một trong số ấy, Từ xem Kiều là tri kỉ của đời mình. Bản thân Từ là một người “đầu đội trời, chân đạp đất”, đi khắp chốn làng chơi chỉ để mong tìm được một người hiểu mình. Ấy vậy nên khi nghe tiếng đàn của Kiều:

“Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

Tiếng trong như gió thoảng ngoài,

Tiếng mau rầm rập như trời đổ mưa”

Từ đã biết mình tìm được người tri kỉ ấy. Chung sống chẳng bao lâu, mộng anh hùng của Từ trỗi dậy, Từ đã “Quyết lời dứt áo ra đi/Gió mây bằng đã đến kì dặm phơi”. Từ ra đi tìm dường lập công danh, sự nghiệp lẫy lừng với lời hứa trả Kiều về vị trí mà nàng xứng đáng:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Bóng chiêng rợp đất, bóng tinh rợp đường.

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Vậy là, cuộc báo ân, báo oán mà Từ giúp Kiều trả cũng là cách Từ chứng minh cho Kiều thấy vị trí của nàng trong trái tim mình mà thôi. Dù thế nào, người anh hùng ấy cũng đã tỏ rõ sức mạnh phi thường, ý chí mạnh mẽ và tài năng xuất chúng của mình.

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Mười tám câu đầu: Cuộc trò chuyện của Kiều và Từ Hải sau cuộc đền ơn, báo oán.

a. Tám câu đầu: Lời của Kiều
- Sự chuyển biến: “ân oán rạch ròi”

-> “bể oan đã vơi”

=> Kiều từ tận đáy cùng của xã hội với ân oán chất chồng, oan khiên không kể xiết giờ đã trả được ân, báo được oán, nỗi oan cũng đã vợi đi phần nào.

- Hành động “lạy”: hành động tất yếu của một người yếu thế vừa được giúp đỡ để lấy lại công bằng.

=> Cái lạy thể hiện sự biết ơn chân thành, sâu sắc của Kiều với Từ Hải – ân nhân của nàng.

- Lời nói:

+ Xưng hô “chút thân bồ liễu”

=> Kiều tự nhận mình là “thân bồ liễu” lại chỉ là một “chút”. Điều ấy cho thấy sự mong manh, yếu đuối; cũng là cách đề Kiều đề cao sức mạnh, tài năng của Từ Hải một cách khéo léo, tinh tế.

+ Hình ảnh sóng đôi, đối xứng “Chạm xương chép dạ”, “đềm nghì trời mây”

=> Ân tình của Từ Hải, Kiều khắc cốt ghi tâm, nhớ ơn mãi như khắc vào xương tủy, cho dù có phải đánh đổi tất cả cũng báo đáp nghĩa cap cả như trời mây của Từ.

=> Vẻ đẹp của Kiều: Là người phụ nữ ân oán rõ ràng – có ân trả ân, có oán báo oán; thông minh, khéo léo và sắc sảo trong cả suy nghĩ, lời nói và hành động.

 

 

 

b. Mười câu tiếp theo: Lời của Từ

Lí do hành động của Từ:

+ Từ là “quốc sĩ” – người có tiếng tăm, có quyền thế; là “anh hùng”

=> Hành động giúp người yếu thế đòi lại công bằng là điều nên làm.

+ Từ coi Kiều là “tri kỉ”, là người một nhà

=> Việc của Kiều cũng là việc của chàng. Hơn nữa, Từ còn cảm kích tấm lòng và sự thủy chung mà Kiều dành cho chàng suốt từng ấy năm khi chàng chinh chiến lập công danh.

 

 

 

 

 

 

 

- Tình cảm của Từ dành cho Kiều:

 

------------------Còn tiếp-------------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 2 Đọc 4: Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay