Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đọc Tiểu Thanh kí
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Đồng cảm với tình yêu son sắt của hai nhân vật và thái độ ca ngợi tình yêu đó của tác giả.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác phẩm, thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về xuất xứ tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí ? + Nhóm 2: Trình bày hiểu biết của em về thể thơ thất ngôn bát cú và bố cục tác phẩm? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I. Tìm hiểu chung về tác phẩm, thể loại 1. Tác phâm - Xuất xứ: Trích từ tập thơ “Thanh Hiên thi tập” - Chủ đề: Thể hiện tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du đối với những kiếp tài hoa và nỗi ngậm ngùi cho chính mình. - Nhân vật Tiểu Thanh: Tiểu Thanh là người Quảng Lăng, Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là người rất thông minh và có nhiều tài năng về nghệ thuật. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ một người giàu có. Vợ cả ghen, bắt nàng ra ở riêng trên núi Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ ( Hàng Châu – Trung Quốc). Vì đau buồn, nàng lâm bệnh rồi chết khi mới 18 tuổi. Tiểu Thanh làm nhiều thơ, từ để gửi gắm nỗi đau khổ, uất ức của mình. Tập thơ, từ mà nàng để lại bị người vợ cả đem đốt, một số bài may mắn còn sót lại. Người ta cho khắc in số bài còn lại đó, đặt tên là Phần du ( Bị đốt còn sót lại). 2. Thể thơ và bố cục a. Thể thơ Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật. Về bố cục: Bài thơ gồm có bốn cặp câu thơ tương ứng 4 vế: đề- thực- luận – kết. · Hai câu đề: triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề · Hai câu thực: Giải thích rõ các khía cạnh chính của đối tượng được miêu tả bàn luận · Hai câu luận: luận giải phát triển, mở rộng suy nghĩ về đối tượng. · Hai câu kết: Thâu tóm tinh thần của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng, liên tưởng mới. + Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ. · Về niêm: hai cặp câu liền nhau được dính theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4, câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh. + Về vần nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần và gieo vần bằng. + Về đối: bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận, cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở ba, bốn liên. b.Sơ đồ cách gieo vần, niêm luật của thể thất ngôn bát cú
c.Bố cục bài thơ + Hai câu đề: Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh + Hai câu thực: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh + Hai câu luận: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh + Hai câu kết: Từ cảm thương cho người đến xót thương cho mình. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Trong hai câu đề, Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm gì đối với nàng Tiểu Thanh? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2: Số phận bi thương uất hận của nàng Tiểu Thanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Trong hai câu thực này tác giả đã thể hiện điều gì? + Văn chương, son phấn tượng bị chôn đi, đốt đi liệu có xóa nhòa đi hình bóng của người con gái? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh - GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS: + Tại sao tác giả lại nói “nỗi hờn kim cổ”? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Viết lên bảng.
Nhiệm vụ 4: Từ cảm thương cho người đến nỗi xót thương cho chính mình
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thương cảm cho số phận nàng Tiểu Thanh - Mở đầu bài thơ tác giả đã dành để miêu tả vẻ đẹp của cảnh Tây Hồ. Ngày xưa nơi đây vốn có là một thắng cảnh nhưng nay chỉ còn là bãi gò hoang. - Sở dĩ nó trở nên tiêu điều hoang xơ như thế vì nó vắng đi bóng người chăm sóc. Cây cối, hoa tươi mĩ lệ là của ngày xưa còn khi nàng chết đi rồi thì tất cả trở thành gò hoang. => Điều này cho thấy sự tàn phá của thời gian, người mất cảnh còn cũng chẳng có nghĩa lí gì. Dường như màu của cảnh vật cũng nhuốm một màu bi thương. - Tác giả thể hiện tình cảm xót thương đồng cảm sâu sắc với nàng Tiểu Thanh chỉ thông qua mảnh giấy tàn. + “Thổn thức”: Một trạng thái vô cùng xót xa, bồi hồi. + “Mảnh giấy tàn” đó là bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du. Trước cảnh người mất cảnh còn này Nguyễn Du đã tưởng tượng hình ảnh con người hiện về mà chép bút viết nên đôi dòng viếng nàng. ð Hai câu thơ thể hiện sự xót thương của nhà thơ dành cho nàng Tiểu Thanh người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng có cuộc đời vô cùng bạc bẽo. Người 2. Số phận bi thương uất hận của nàng Tiểu Thanh - Nàng Tiểu Thanh ra đi những thứ còn lại mang bóng dáng của nàng chỉ là son phấn và văn chương hiểu theo nghĩa thuần túy. - Thế nhưng dường như điều đó vẫn chưa là đủ đối với số phận người con gái tài hoa bạc mệnh này. Người vợ cả cho người “chôn” và “đốt” hết kỉ vật còn xót lại của nàng. - Hình ảnh “chi phấn” ở đây tượng trưng cho nhan sắc của nàng. Còn “văn chương” chính là tài năng của nàng. Nó có thể bị vùi lấp, bị đốt đi xong không thể nào xóa nhòa đi những nỗi oan khuất cũng nỗi đau mà người con gái phải gánh chịu. ð Nguyễn Du chỉ bằng vài ba câu đã gợi lên số phận và cuộc đời hết sức bi thương của người con gái này, Đồng thời nó thể hiện sự ca ngợi, cũng như khâm phục tài năng của nàng. Thể hiện một cái nhìn nhân đạo mới mẻ của nhà thơ trung đại.
3. Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh + Cái "hờn", cái "hận" cho số kiếp Tiểu Thanh là cái "hận" muôn đời, triền miên không bao giờ chấm dứt, Nguyễn Du từ "cái hận" của đời mà thương cho "cái hận" Tiểu Thanh, đã dồn "cái hận kim cổ" vào "cái hận" Tiểu Thanh. + Ghê gớm thay cái "hận" đó, và cũng lớn lao thay niềm thương cảm của Nguyễn Du. "Cái hận" kia không sao giải thoát được phải "hỏi trời" vì không thể hỏi người, nhưng "hỏi trời", trời vời vợi trên chín tầng mây, làm sao biết nghe, biết nói, làm sao có thể trả lời? => Câu thơ như một tiếng kêu vút tận trời xanh và lơ lửng giữa trời - "Một câu hỏi lớn không lời đáp" (Huy Cận). + Trong nỗi đau của con người có nỗi đau của mình, nỗi đau chung cả cuộc đời, Nguyễn Du không đứng ngoài nỗi đau ấy. Bằng sự từng trải, bằng tất cả những gì chiêm nghiệm. Nguyễn Du đã nhận ra sự trùng hợp lạ lùng của lớp người "Giai nhân và nghệ sĩ". + Ông tự coi mình với Tiểu Thanh "cùng hội cùng thuyền", "cùng một lửa bên trời lận đận", nên có chung một cái án: "Án phong lưu". Khách phong lưu sao lại phải mang “án phong lưu”. Đúng là oái ăm nghịch cảnh Nguyễn Du đã gợi lên những điều nhức nhối trong lòng người đọc bao đời nay 4. Từ cảm thương cho người đến nỗi xót thương cho chính mình
|
-----------------Còn tiếp------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác