Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Đọc 3: Tấm lòng người mẹ

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tấm lòng người mẹ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : TẤM LÒNG NGƯỜI MẸ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nắm được vị trí và vai trò của nhà văn V. Huy-go với văn học nước Pháp nói riêng và văn học thế giới đầu thế kỉ XX nói chung.

- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp chủ nghĩa lãng mạn, gắn được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích với các yếu tố nghệ thuật: hình tượng nhân vật Phăng-tin với tình yêu thương con cao cả; tình huống truyện đặc sắc,…

- Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương mà V.Huy-gô muốn gửi gắm qua nhân vật Phăng-tin

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả V. Huy-go và các kiến thức thu thập được để hiểu đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”

- Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” trong tác phẩm “Những người khốn khổ” và sự nghiệp sáng tác của V. Huy-go.

  1. Phẩm chất: Có thái độ căm ghét, phê phán và đáu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một video ngắn:

https://www.youtube.com/watch?v=KGWJCAc4kGg

Sau đó trình bày nội dung khái quát và cảm xúc của bản thân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra gợi ý: Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng luôn khiến cho con người thấy ấm áp và có sức mạnh khiến ta không ngờ tới. Phăng-tin là một người mẹ và cô cũng có những hành động cương quyết đến cùng để bảo vệ đứa con gái Cô-dét của mình.

GV dẫn dắt vào bài: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng mà bất cứ ai cũng phải ghi nhớ đến suốt cuộc đời. Và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tình cảm thiêng liêng mà Phăng-tin dành cho đứa con của mình qua đoạn trích Tấm lòng người mẹ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”
  2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đoạn trích

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-      GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về tác giả V. Huy-gô và đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”.( Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV mở rộng: Giới thiệu khái quát về tình hình nước Pháp và đặc điểm văn học lãng mạn ở Pháp thế kỉ XIX

Bối cảnh xã hội: khủng hoảng về kinh tế, chính trị gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội cùng sự đổ vỡ của hình tượng người anh hùng Napoleon

=> Xáo trộn hoàn toàn cuộc sống, đổ vỡ niềm tin của con người Pháp đương thời

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Vic-to Huy-gô (1802 – 1885)

- Sinh ra tại Tu - lu - zơ, là ngôi sao mọc sớm, lặn muộn nhất ở chân trời thế kỉ XIX

- Thời thơ ấu chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm gia đình: bố mẹ chia tay khi ông còn nhỏ

=> sự giáo dục từ nhỏ của mẹ và những năm tháng bôn ba cùng cha là những trải nghiệm, tư liệu quý báu trong các sáng tác của ông sau này

- Là người thông minh, tài năng, suốt cuộc đời đấu tranh vì sự tiến bộ của loài người

- Sáng tác mang âm hưởng thời đại

- Huy - go sáng tác trên nhiều thể loại: tiểu thuyết, thơ và kịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm

- Tóm tắt tác phẩm “Những người khốn khổ”: SGK

- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất – Phăng-tin bị mất việc, muốn về quê làm lại cuộc đời đành gửi cô con gái Cô-dét cho vợ chồng chủ quán trọ Tê-nác-đi-ê. Nhưng không ngờ chúng đã dùng Cô-dét để lừa tiền và gián tiếp ép buộc và đẩy Phăng-tin vào con đường chết.

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của “Tấm lòng người mẹ”
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản “Tấm lòng người mẹ”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm thực hiện nhiệm vụ.

+ Nhóm 1: Xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.

+ Nhóm 2: Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” là đoạn trích có tình huống đặc biệt. Xác định tình huống và nêu ý nghĩa của tình huống ấy.

+ Nhóm 3: Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích.

+ Nhóm 4: Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào? (Phân tích hành động, suy nghĩ => phẩm chất của nhân vật) – PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

GV giảng: Tình huống truyện là một sự kiện diễn ra trong khoảnh khắc, có chứa đựng những mâu thuẫn, nghịch lí, éo le đặt nhân vật vào những con đường buộc phải đưa ra lựa chọn. Chính lựa chọn, hành động, diễn biến tâm trạng ấy góp phần làm nổi bật tính cách, phẩm chất và bản chất con người nhân vật.

Với Phăng-tin, một người phụ nữ nghèo khổ giữa trời đông giá rét bị đuổi ra khỏi xưởng, gánh trên vai số nợ lớn đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình thì việc hết lần này đến lần khác chị bị dồn ép và phải trả giá bằng nhiều thứ chỉ để có tiền gửi về nuôi và chữa bệnh cho con chẳng khác nào con dao vô hình dí vào và bắt Phăng-tin phải chọn lựa. Những chi tiết như chị cắt đi mái tóc để có tiền mua áo cho con, hay nhổ răng để có tiền cho con chữa bệnh, hay trở về làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi  - ê đều làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Một người mẹ có thể hy sinh rất nhiều thứ để đứa con mình được sống hạnh phúc hơn. Đó cũng là bản chất thật sự của con người tưởng như điên khùng ấy mà V. Huy-gô phát hiện được.

 

GV bình giảng: Không phải ngẫu nhiên V. Huy-gô lại lựa chọn thời gian đặc biệt là mùa đông, đêm tối để miêu tả gắn liền với cảnh ngộ của Phăng-tin. Sự thực không có khoảng thời gian nào phù hợp với Phăng-tin lúc này hơn thế. Bị lừa gạt tình cảm, mang theo đứa con nhỏ thơ dại, gánh trên vai một món nợ khổng lồ, hàng ngày sống lay lắt như ngọn nến sắp tàn, cuộc sống của Phăng-tin hiện tại u ám, tối tăm còn tương lai mờ mịt, không thấy hình dạng. Chị chỉ có thể lựa chọn làm việc chăm chỉ, vét sạch gia tài cũng không bán nổi lấy chút tiền gửi về cho con để rồi cuối cùng, Phăng-tin lựa chọn đi làm gái điếm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV giảng: Cũng giống như rất nhiều những nhân vật khốn khổ khác, Phăng-tin cũng rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Chỉ vì tin tưởng gã người tình tệ bạc, một mình Phăng-tin phải gánh trên vai trọng trách quá lớn. Cô gái trẻ chưa từng trải qua sóng gió cuộc đời bỗng bị đẩy ra trước đầu sóng ngọn gió, sinh con, nuôi con và làm việc đến lao lực. Dù vậy, chưa bao giờ Phăng-tin thôi nghĩ về đứa con Cô-dét đáng thương của mình. Cô-dét đến với nàng dù nàng không hề mong muốn song chính con bé là hi vọng sống duy nhất của nàng. Nó là ánh sáng cuối đường hầm mà Phăng-tin đã dùng tất cả những gì mình có để có thể nuôi con bé, mang tới cho nó một cuộc sống tốt mà cô nghĩ rằng mình có thể. Sự đáng thương của Phăng-tin mới chỉ được khắc họa ban đầu qua cảnh ngộ của nàng.

 

 

 

 

 

GV bình giảng: Xa con, phải làm việc cật lực, 17 tiếng hồ mỗi ngày nhưng số tiền Phăng-tin nhận được lại chẳng đáng là bao. Nàng luôn tự nhủ cố gắng làm việc, tích cóp đến ngày nào đó có thể gặp lại và sống cùng con gái. Có lẽ khát khao đó đã khiến cho Phăng-tin mỗi lần nhận được thư thúc giục gửi tiền về nuôi Cô-dét của vợ chồng lão chủ trọ Tê-nác-đi-ê lại lo lắng, trầm ngâm hồi lâu. Mỗi lần nhận thư, nàng thường đọc đi đọc lại bức thư ấy nhiều lần. Với Phăng-tin, những bức thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ê là sợi dây duy nhất gắn kết cô với Cô-dét, để biết được tình hình của con bé. Phăng-tin có thể tượng tượng ra hình ảnh đứa con bé bỏng đang rét run cầm cập, trần chuồng và rách rưới giữa cái lạnh cắt da thịt của mùa đông nước Pháp; nghĩ tới con bé cả người sốt hầm hập, ban đỏ phát khắp người, đau đớn vì không có thuốc chạy chữa; nghĩ tới cảnh con bé sẽ bị tống cổ ra ngoài đường, lang thang nơi đầu đường góc phố từ những bức thư của vợ chồng lão chủ trọ. Những hình ảnh ấy như vết dao cứa vào lòng người mẹ trẻ. Nàng đã phải dứt lòng gửi con lại để làm việc kiếm tiền nuôi hai mẹ con, đứa con bé bỏng của nàng đã phải chịu thiệt thòi quá nhiều. Chỉ nghĩ đến những điều ấy thôi mà trái tim nàng đã đau như cắt, không thể yên lòng tập trung làm việc được. Vì vậy, sau mỗi bức thư, dù vợ chồng Tê-nác-đi-ê ngày càng đòi mọt số tiền không tưởng, Phăng-tin vẫn cố gắng để gửi về cho bằng được dẫu nàng phải chấp nhận bán tóc, bán răng, bán thân để làm được điều đó. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao của người mẹ - những điều cuối cùng nàng có thể làm cho con gái.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS thảo luận, tổng kết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tấm lòng người mẹ”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức, Viết lên bảng.

 

 

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Đề tài và nhan đề

- Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội. Họ là những người nghèo bị xã hội bất công dồn đẩy ở tận đáy cùng, buộc phải lựa chọn giữa những con đường tăm tối. Phăng-tin chính là một điển hình.

- Nhan đề “Tấm lòng người mẹ”: là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích.

+ Là nhan đề ngắn gọn, hàm súc bao quát được toàn bộ hành động, suy nghĩ, tính cách của nhân vật Phăng-tin dành cho đứa con gái nhỏ.

+ Hé mở những nghịch cảnh mà Phăng-tin phải chịu đựng và trải qua, hi sinh cho đứa con gái nhỏ.

2. Tình huống truyện

- Tình huống: Phăng-tin – cố gái vì nhẹ dạ nên đã bị gã đàn ông tồi lừa gạt đến có con. Để tiếp tục cuộc sống, Phăng-tin đã phải gửi Cô-dét, đứa con gái của mình ở nhà Tê-nác-đi-ê. Nhưng khi thất Phăng-tin gửi tiền nuôi Cô-dét thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn viết thư thôi thúc, bắt Phăng-tin phải bán đi tất cả để gửi tiền nuôi con.

- Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Xây dựng nên tình huống truyện độc đáo, éo le đẩy dồn đẩy nhân vật vào bước đường cùng, không còn sự lựa chọn nào khác.

+ Thúc đẩy câu chuyện phát triển: hết lần này đến lần khác vợ chồng Tê-nác-đi-ê đòi hỏi, lần sau nặng nề hơn lần trước, càng ngày càng quá quắt khiến Phăng-tin vốn đã khốn khổ lại cảng khốn khổ hơn.

+ Thể hiện phẩm chất của Phăng-tin: một người khốn khổ, một người mẹ yêu thương con.

 

3. Không gian và thời gian

a. Thời gian

- Mùa đông: không có hơi ấm, không có ánh sáng, không cso canh trưa, buổi chiều và buổi sáng liền nhau, lúc nào cũng có sương mù, lúc nào cũng như hoàng hôn, cửa kính mờ xám,…Cả bầu trời như một cái cửa thông hơi dưới hầm, cả ngày bưng bít như trong một cái hũ… Nó biến nước trời và lòng người thành đá…

- Trời chưa sáng: ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.

=> Gợi ra không gian tối tăm, lạnh lẽo, âm u như cuộc đời của Phăng-tin hiện tại.

=> Cuộc đời của chị là chuỗi ngày bức bối, quẩn quanh, bị giày vò bởi bọn chủ nợ và những bức thư hối thúc gửi tiền của vợ chồng lão chủ trọ.

=> Tô đậm thêm thảm cảnh khốn cùng của Phăng-tin.

b. Không gian

- Căn trọ của Phăng-tin: là gác xép sát mái nhà, mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu, không có giường, chỉ có một mảnh giẻ rách làm chăn, một cái đệm vứt xuống sàn và một chiếc ghế nát; cây hồng con chết khô trong góc buồng; góc khác có cái cốc đựng bơ trống trơn.

=> Không gian cũng tối tăm, chật hẹp, đi vào buồng cũng như đi sâu vào số mệnh mình “càng đi càng phải cúi rạp lưng xuống”.

=> Căn trọ như ngục tù giam cầm và giết chết sức sống của Phăng-tin khiến chị càng ngày càng héo hon, khô cằn.

- Quảng trường: đông đúc nhưng toàn những người săm soi, bới móc, tò mò về người khác.

=> Là nơi chị đã gặp tay nhổ răng dạo và bán 2 chiếc răng cửa lấy 40 fran

=> Không gian công cộng nhưng lại là nơi Phăng-tin thấy cô đơn nhất, nghiệt ngã và đau đớn nhất. Bởi không một người nào nhận ra nỗi đau mà cảm thông, chia sẻ với người con gái tội nghiệp ấy. Trái lại họ khinh thường, miệt thị, dè bỉu cô không thương tiếc.

4. Nhân vật Phăng-tin

a. Hoàn cảnh của Phăng-tin

- Nghèo khó, bần cùng

- Ốm đau nhưng không có đủ tiền thuốc thang, chạy chữa.

- Bị nhân tình lừa gạt, hành hạ cả về thể xác, tinh thần.

- Xa con gái và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa gạt.

- Gánh trên vai món nợ khổng lồ và ngày nào cũng bị chủ nợ giày vò.

=> Phăng-tin hiện lên trong đoạn trích là một người phụ nữ khốn khổ, bi đát, bất hạnh.

 

 

 

 

 

 

b. Phẩm chất của Phăng-tin: được biểu hiện rõ nhất qua mỗi lần nhận được thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ê về những điều liên quan đến Cô-dét.

Nội dung thư

Hành động của Phăng-tin

Lần thứ nhất: Cô-dét trần chuồng, rách rướu trong cái lạnh cắt da thịt của mùa đông nên cần 10 frăng để mua váy len cho Cô-dét.

- Đến hiệu cắt tóc ở phố; cắt mái tóc vàng óng ả đến ngang lưng được đúng 10 frăng.

- Chị đi mua một chiếc váy len và gửi về cho Cô-dét

- Đội mũ chụp nhỏ để che đi cái đầu trụi lóc.

Lần thứ hai: Cô-dét mắc bệnh sốt phát ban, thuốc men rất đắt tiền, cần 40 frăng để chạy chưa, nếu không thì con bé sẽ đi đứt.

- Cười rộ như điên rồi ra cầu thang ghé vào cửa sổ đọc lại bức thư.

- Hỏi bà láng giềng bệnh sốt phát ban, đọc lại bức thư lần nữa.

- Đi gặp tay nhổ răng dạo và bán hai chiếc răng cửa lấy 40 frăng.

Lần thứ ba: phải gửi ngay cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê 100 frăng nếu không sẽ tống cổ Cô-dét ra khỏi nhà

Đi làm gái điếm

=> Đòi hỏi và yêu cầu của vợ chồng Tê-nác-đi-ê càng ngày càng tăng; liên tục hối thúc – đói hỏi sau cao và quá quắt hơn nhiều so với đòi hỏi trước. Bộ mặt thật sự của chúng: tham lam, lừa lọc.

=> Phăng-tin: phải bán tóc, bán thân, bán răng để gửi tiền về nuôi con.

=> Những việc làm ấy cho thấy nàng rất thương con, hi sinh tất cả vì con. Phăng-tin là một trong “những người khốn khổ” nhất mà tác phẩm khắc họa.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, sinh động

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ

2. Nội dung

- Khắc họa tình cảnh khốn khổ, nghiệt ngã của Phăng-tin, sự thương xót cho hoàn cảnh của nàng và ca ngợi tình mẫu tử ở người phụ nữ này.

- Đồng thời lên án chế độ, sự bất công của xã hội Pháp đương thời, đầy rẫy nhưng bất công, ngang trái (qua các nhân vật vợ chồng Tê-nác-đi-ê, lũ chủ nợ,…)

- Thể hiện sự trân trọng, sẻ chia của tác giả với những người cùng khổ

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 3 Đọc 3: Tấm lòng người mẹ

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tấm lòng người mẹ, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay