Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
- Nắm được những nét đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
- Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về đặc trưng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để thực hành làm các bài tập liên quan.
- Phân biết được ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, từ đó không nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống hàng ngày.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.
- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Vận dụng được những hiểu biết về đặc trưng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết để xử lí các dạng bài tập liên quan.
- Phân tích và đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của việc phân biệt, sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đời sống.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát
+ Các trang truyện tranh, yêu cầu HS xác định phương tiện để giao tiếp trong văn bản.
+ Đưa những ngữ liệu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, yêu cầu HS chỉ ra điểm khác biệt
Ngữ liệu 1:
Ngữ liệu 2:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhấn mạnh kĩ năng nói và nghe.
- GV dẫn dắt vào bài: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là hai kiểu ngôn ngữ thông dụng nhất trong đời sống. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, đặc điểm cũng như sự khác biệt.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | |||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân lớp thành 2 nhóm và phân nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Phân tích ngữ liệu ở phần (1) trong SGK trang 91 và cho biết những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích. + Nhóm 2: Phân tích ngữ liệu ở phần (2) trong SGK trang 91-92 và cho biết những đặc điểm của ngôn ngữ viết trong đoạn trích. - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức GV cung cấp thêm: Trong đời sống hàng ngày, con người có rất nhiều phương tiện để giao tiếp với nhau như lời nói, cử chỉ, hành động, kí hiệu,…Nhưng phương tiện được sử dụng nhiều nhất và rộng rãi, phổ biến nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, được tiếp nhận bằng thính giác. Còn ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được ghi lại bằng chữ viết, lưu giữ dưới dạng văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. GV mở rộng (Sử dụng bảng phụ)
| I. Khái niệm và đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 1. Khái niệm : - Ngôn ngữ nói: âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, được tiếp nhận bằng thính giác. - Ngôn ngữ viết: được ghi lại bằng chữ viết, lưu giữ dưới dạng văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. 2. Đặc điểm (Phát nội dung bảng phụ cho HS) *Chú ý: - Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong các văn bản: + Truyện có lời thoại của các nhân vật + Các bài báo ghi lại các cuộc phỏng vấn,toạ đàm các cuộc nói chuyện . + Biên bản các cuộc họp,hội thảo khoa học ,... được công bố. → Mục đích : Thể hiện ngôn ngữ nói → Đặc điểm :
- Ngôn ngữ viết được trình bày lại bằng lời nói miệng trong các trường hợp : + Thuyết trình trước hội nghị bằng một bài báo cáo được viết sẵn . + Nói trước công chúng theo một văn bản ….. → Đặc điểm + Tận dụng ưu thế của ngôn ngữ viết (có suy nghĩ lựa chọn , sắp xếp ý ...) + Có sự phối hợp của các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói ( cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,ngữ điệu….)
|
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 - SGK trang 91
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh đọc ngữ liệu và yêu cầu HS làm bài tập 1/SGK/91
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn trích sau:
“Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chế với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chế thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái này anh nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghóe đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.”
(Nam Cao)
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt kiến thức
GV gợi ý đáp án bài tập 1
Đặc điểm ngôn ngữ nói được sử dụng: cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt và nét mặt với nhau:
+ Cử chỉ gồm: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.
+ Điệu bộ: cười nhạt.
+ Ánh mắt: lim dim.
+ Nét mặt: cười giòn giã (mặt cười đểu).
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2- SGK trang 91
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh đọc ngữ liệu và yêu cầu HS làm bài tập 2/SGK/91,92
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong đoạn trích sau:
“Cái trăng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách héo úa như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác