Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TIẾNG VIỆT CỦA LỚP TRẺ BÂY GIỜ
- Nhận biết và phân tích được một văn bản thông tin sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày - kênh chữ và kênh hình qua bài viết “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ”
- Biết vận dụng những ưu thế của phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày để tạo lập được một văn bản thông tin vừa đúng đặc trưng thể loại, vừa sinh động, hấp dẫn.
a.Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: đọc, tìm hiểu văn bản thông tin ở phần ĐỌC gồm: “Phải coi pháp luật như khí trời để thở”, “Tạ Quang Bửu - người thầy thông thái”, “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ”; tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan (tranh ảnh, video, bài viết…); huy động những trải nghiệm của bản thân (nếu có) về các loại văn bản thông tin.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: xác định được mục đích, nội dung, phương pháp giao tiếp; biết chia sẻ nguồn tư liệu và trải nghiệm của cá nhân; thảo luận nhóm; thuyết trình, đối thoại với các giáo viên và bạn học về các vấn đề của bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: xử lý các tình huống được đặt ra trong bài học.
- Năng lực ngôn ngữ
- Biết phân tích, đánh giá được vai trò của các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày được sử dụng trong văn bản thông tin;
- Biết đọc - hiểu phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày
- Biết vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn.
- Bồi dưỡng cho HS ý thức học tập, yêu thích vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt đồng thời chú trọng các phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày để phục vụ cho hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả.
- Biết học hỏi, chia sẻ và không ngừng cố gắng để hoàn thiện bản thân.
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
- SGK, SGV Ngữ văn 11
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu một văn bản thông tin trên báo chí có sử dụng phương thức biểu đạt và hình thức trình bày
- GV tổ chức lớp theo nhóm nhỏ (2 HS cùng bàn), đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
+ Câu hỏi 1: Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên đã sử dụng các phương thức biểu đạt và hình thức trình bày nào?
+ Câu hỏi 2: Nêu tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các phương thức biểu đạt và hình thức trình bày nhằm biểu đạt thông tin?
Huế là một thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam, từng là cố đô của đất nước trong thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Với vị trí địa lý đẹp và di sản lịch sử văn hóa phong phú, Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
(Toàn cảnh Cố đô Huế)
Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc hoàng gia độc đáo như Cố Đô Huế (The Imperial City) với cung điện, đền đài và các công trình kiến trúc lâu đời. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều đền chùa, nhà thờ cổ kính, hồ, suối, khu vườn, đặc biệt là những cây cầu xưa nổi tiếng như cầu Trường Tiền, cầu Thanh Toàn, cầu Phú Xuân, v.v.
Huế còn nổi tiếng với văn hóa ẩm thực đặc sắc và các món ăn truyền thống như bún bò Huế, nem lụi, chè Huế, nước mắm chấm, v.v. Đến Huế, du khách có thể khám phá không chỉ lịch sử văn hóa đặc biệt mà còn được tận hưởng không khí yên bình, thanh bình của thành phố cổ kính này.
- GV yêu cầu nhóm HS cử đại diện để trả lời câu hỏi của GV
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV yêu cầu một số nhóm trình bày sản phẩm và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chốt lại một số vấn đề cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản thông tin có sử dụng phương thức biểu đạt và các hình thức trình bày.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập,
- HS làm bài tập vào vở ở nhà theo yêu cầu của GV.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ : Đọc và kiểm tra việc đọc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS dựa vào mội dung đã đọc ở nhà và trả lời các câu hỏi trong ô bên phải của văn bản: Câu 1: Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì? Câu 2: Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì? Câu 3: Vì sao đây lại là điều đáng nói? Câu 4: Phân biệt sự "đa dạng" và "hỗn tạp". Câu 5:. Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời các câu hỏi trong SGK Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 5 HS lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Đọc văn bản 1. Câu 1: Việc trích dẫn bài viết của Giâu để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả. 2. Câu 2 - Tranh minh họa liện quan đến nội dung của bài viết: Giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả. - Trong bức tranh dù nêu cao khẩu hiệu "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhưng chính chữ viết khẩu hiệu lại bị viết tắt, viết sai. 3. Câu 3 - Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhòm học đường tạo nên teencode khác nhau. - Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát. 4. Câu 4 - Đa dạng là sự phong phú của nhiều cá thể khác nhau trong một tập thể. - Hồn tạp là không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau. 5. Câu 5 Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê "sáng tạo" lạ kì mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Đọc hiểu văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS làm việc theo nhóm ìm hiểu văn bản trong ... phút và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. + Nhóm 1: câu 1,2 + Nhóm 2: câu 3 + Nhóm 3: câu 4 - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào trả lời được câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. GV giảng: Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là vấn đề hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt. Một số bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang không ngừng sáng tạo ra những ngôn ngữ mới tạo ra sự hỗn loạn trong việc viết lách cũng như giao tiếp hàng ngày. Do mạng xã hội đang ngày càng phát triển cùng nhiều hình thức ngôn ngữ, khái niệm cũng phát triển, du nhập vào Việt Nam làm cho việc kiểm soát ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng là vô cùng khó khăn. Văn bản như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh những bộ phận giới trẻ đang sáng tạo, sử dụng những ngôn ngữ cho riêng mình mà mải mê quê việc học tập trau dồi tiếng mẹ đẻ trong sáng. GV mở rộng: Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho ta những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ. Một bộ phận giới trẻ đang không ngững tạo ra những ngôn ngữ mới, nó thỏa mãn sự vui thích nhất thời nhưng có thể gây ảnh hưởng tới người khác, gây ra sự hỗn loạn cho người sử dụng. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế hoặc không sử dụng các từ ngữ sai sai lệch. Giới trẻ ngày nay sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ "độc, lạ", nhiều người không nắm rõ nguồn gốc, cách sử dụng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ từ "báo" là danh từ chỉ động vật hoặc một bài báo, động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng một số bạn trẻ sử dụng từ này như sau "báo cha, báo mẹ, báo đời....". Từ “báo” ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng với nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì. Nhiệm vụ 2: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tổng kết những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài viết “Tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ” - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào trả lời được câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | II, Tìm hiểu chi tiết 1. Vấn đề và đối tượng - Vấn đề: Lớp trẻ hiện nay đang sử dụng tiếng Việt một cách rất phức tạp, nếu không muốn nói là hỗn tạp. - Đối tượng: lớp trẻ - những người từ độ tuổi 2x trở xuống 2. Cấu trúc và cách triển khai bài viết - Ngoài phần Sapo và mở đầu, bài viết được triển khai qua 3 phần: + Phần 1: Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả… => Chỉ ra những biểu hiện của hành động viết tắt, viết phá cách, viết sai chính tả của giới trẻ + Phần 2: …đến thay đổi lệch chuẩn ngôn từ => Việc sang tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn của giới trẻ + Phần 3: Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học? => Người viết nêu lên quan niệm về việc sáng tạo ngôn ngữ - Các ví dụ tác giả dẫn dắt trong bài đều là những ví dụ điển hình đã, đang và sẽ diễn ra trong thực tế đời sống. 3. Ý nghĩa của văn bản - Đề cập tới việc phát triển và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, một thứ của cải quý giá ông cha ta để lại - Mục đích của văn bản tập trung làm sáng tỏ vấn đề lớp trẻ - những mầm non tương lai của đất nước, sử dụng tiếng Việt có nhiều vấn đề đáng phải suy nghĩ: có cái được và cái chưa được cần điều chỉnh. Để làm rõ vấn đề ấy, các nội dung chính của bài viết thể hiện bố cục qua các phần: nêu lên các biểu hiện lệch chuẩn trong việc sử dụng tiếng Việt. Từ đó phân tích, nhìn nhận dưới góc độ ngôn ngữ học để phân định cái được và cái chưa được, cần uốn nắn, điều chỉnh. 4. Thái độ của tác giả - “Thâu tóm” => thể hiện thái độ mỉa mai - “Cậu ấm cô chiêu” => tác giả muốn nói “kháy” những bạn trẻ đang sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn tự cho mình là giỏi - “Tiếng Việt của giới trẻ đang là một Tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp” => Tác giả đang muốn nói rằng việc sử dụng những từ ngữ sáng tạo do các bạn trẻ sáng tạo ra gây lên sư hỗn tạp trong Tiếng Việt, nhắc nhở người sử dụng cần phải cân nhắc. - “Một trò chơi nhất thời” => Ngôn ngữ của giới trẻ chỉ được coi là một trò chơi sử dụng một thời gian rồi sẽ mất đi không có giá trị. - “Quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ” => nhiều bạn trẻ mải mê sáng tạo ngôn ngữ riêng mà quên đi việc cần phải học và trau dồi tiếng mẹ đẻ, tác giả phê bình việc làm đó, nó gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. III. Tổng kết 1. Nội dung: Bài viết “Tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ” cho thấy thực trạng đáng báo động của việc sử dụng tiếng Việt có phần lệch lạc, thiếu chuẩn mực làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Nghệ thuật - Ví dụ tiêu biểu, phong phú, sinh động - Cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc, giàu sức thuyết phục. - Nhan đề đặc sắc, xác định được rõ đối tượng và một phần nội dung của bài viết. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác