Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT:   TÔI MUỐN ĐƯỢC LÀ TÔI TOÀN VẸN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Nhận diện, phân tích được các yếu tố lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,... và chủ đề, tư tưởng, thông điệp chính của văn bản bi kich.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • - Nhận diện, phân tích được các yếu tố lời thoại, hành động, xung đột, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,... và chủ đề, tư tưởng, thông điệp chính của văn bản bi kich.
  1. Phẩm chất
  • - Cảm phục, ngưỡng mộ vẻ đẹp tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người; biết hưởng tới những giá trị cao cả.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân và chia sẻ: Em đã từng xem một vở kịch được diễn trên sân khấu hay chưa? Theo em, kịch được trình diễn trên sân khấu có những gì khác với văn bản kịch?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Hình ảnh một số vở kịch trên sân khấu:

 

 

Vở Hamlet

Vở Romeo và Juliet

Vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sự khác biệt giữa kịch được trình diễn trên sân khấu và văn bản:

+ Kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu liên quan chặt chẽ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng nhưng không đồng nhất với nhau. Nghệ thuật sân khấu là một nghệ thuật tổng hợp với một tập thể sáng tạo : tác giả kịch bản, đạo diễn dàn dựng, diễn viên biểu diễn, âm nhạc, hóa trang, bài trí, âm thanh, ánh sáng... Trong tổng thể đó kịch bản cũng là một khâu dù là khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự phân biệt giữa kịch bản và sân khấu là sự phân biệt giữa hai loại hình nghệ thuật. Kịch bản là tác phẩm văn học, có đầy đủ tính chất đặc điểm của nghệ thuật ngôn từ. Còn sân khấu thuộc nghệ thuật biểu diễn.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ai khi sinh ra được làm con người cũng mang sẵn trong mình cả phần linh hồn và thể xác, nhưng có khi sống đến trọn cuộc đời mình đã mấy ai đặt ra câu hỏi liệu ta đã được sống là chính mình hay chưa? Hay đang cố sống cho vừa lòng người khác? Làm thế nào để dung hòa hai phần thể xác và linh hồn ấy? Vươn tới sự cao khiết về linh hồn và khỏe mạnh về thể xác. Vấn đề này đã được Lưu Quang Vũ đặt ra từ những thập niên 80 của thế kỉ XX. Nhưng có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn. Chính vị vậy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vẫn còn là vở kịch trăn trở lòng người. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn là một trích đoạn trong vở kịch này để thấy được sự đặc sắc của kiệt tác này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, nội dung của vở kịch Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện những yêu cầu sau đây:

Nêu một số nét cơ bản về tác giả Lưu Quang Vũ và xuất xứ của văn bản “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I.  Tác giả, tác phẩm và nội dung chính

1. Tác giả:

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988),  quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là hà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm được bộc lộ từ nhỏ.

- Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói, với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch. Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Các tác phẩm chính:

+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,…

+ Thơ: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm,…

+ Tập tiểu luận: Diễn viên và sân khấu

2. Văn bản Tôi muốn là tôi toàn vẹn

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước

- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc

- Văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thuộc cảnh VII và hồi kết của vở kịch.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích một số yếu tố của bi kịch qua văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xung đột trong bi kịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6HS), trả lời câu hỏi:

+ Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?

+ Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 -  2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhận xét về vai trò của chỉ dẫn sân khấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Nhận xét về nhân vật trong bi kịch

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi:

Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 HS), thực hiện yêu cầu sau:

 Từ nội dung văn bản “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra Kết luận theo thể loại đặc trưng thể loại bi kịch.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Xung đột trong bi kịch

1. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo (linh hồn thanh cao của Trương Ba chán ghét, đau khổ bên trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt): "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

- Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.

- Sự thật là nhiều người chỉ vun vén cho phần hồn mà bỏ bê, coi thường phần xác.

- Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường (hồn Trương Ba cố gắng giữ quan điểm của mình trước những lý lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng vì vẫn phải chung đụng, sống nhờ vào xác hàng thịt nên không thoát khỏi tuyệt vọng.

ð Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.

2. Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

ð Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:

- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".

- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".

- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.

ð Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.

II. Vai trò của chỉ dẫn sân khấu

- Ví dụ 1: Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" miều tả một cách rõ nét, khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba. Diễn viên, người đọc dễ theo dõi và hình dung được các hoạt động xảy ra.

- Ví dụ 2: Đoạn chỉ dẫn “Hồn Trương Ba bần thần nhập vào xác hàng thịt…ngồi lặng bên chõng” nêu lên rõ nét diễn biến, tình tiết của vở kịch, diễn viên sẽ biết được đến đoạn này phải vào vai nào cho hợp lý, phải thay đổi diễn xuất cho đúng với nhân vật.

- Ví dụ 3: Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã thuật lại rõ nét tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.

ð Vai trò, tác dụng: Định hướng diễn xuất cho diễn viên trong các phân đoạn cụ thể.

 

 

 

 

III. Nhân vật trong bi kịch

- Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt. Bi kịch của Trương Ba là bi kịch của con người bị tha hóa tính cách, bị từ chối bởi người thân, không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

ð Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.

 

 

 

 

 

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn  đã thể hiện một triết lý rằng được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: Bi kịch

- Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

- Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

- Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay