Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Soạn bài: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Đặc điểm của văn bản biểu cảm cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu hỏi: Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Vì sao tác giả gọi hoa phương là hoa – học – trò?

b. Hãy tìm mạch ý của bài văn.

c. Bài văn này biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?

II. Soạn bài siêu ngắn: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Trả lời:

a. Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nỗi nhớ trường da diết khi phải tạm xa mái trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả. Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

  • Hoa phượng nở báo hiệu hè đến
  • Dấu hiệu của sự chia tay
  • Cây phượng gắn bó với mái trường, học trò

=> Thể hiện tình cảm xao xuyến, những kỉ niệm với mái trường của tuổi học trò gắn bó.

b. Mạch ý của bài văn gồm 3 đoạn.

  • Đoạn 1: Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
  • Đoạn 2: Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
  • Đoạn 3: Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.

c. Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp:

  • Gián tiếp dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm , cảm xúc của con người
  • Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

III. Soạn bài ngắn nhất: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Trả lời: 

a. Tình cảm buồn da diết và nổi nhớ trường trong ngày nghỉ hè được thể hiện trong bài văn qua hình ảnh hoa phương được ví như hoa học trò. Vì hoa phượng gắn liền lới tuổi học trò, hoa phượng nở báo hiệu hè đến, là dấu hiệu của sự chia tay. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm nhớ nhung, xao xuyến với mái trường, bạn bè.

b. Xuyên suốt cả bài văn đó là nỗi niềm hoa phượng được thể hiện qua 3 phần lần lượt là Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.- Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa - Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng.

c. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.  

IV. Soạn bài cực ngắn: Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Trả lời:

a. Tác giả thể hiện tình cảm nhớ nhung, xao xuyến với mái trường, bạn bè qua hình ảnh hoa phương gắn bó với tuổi học trò, được mệnh danh là hoa học trò. Hoa phượng nở báo hiệu sắp chia tay bạn bè thầy cô vì mùa hè sắp đến.

b. Bài văn gồm 3 phần như sau: 

  • (1) Phượng khơi dậy bao nỗi niềm chia xa trong lòng người.
  • (2) Phượng thức đợi một mình khi học trò đã về xa.
  • (3) Phượng khóc vì thời gian đợi chờ dài đằng đẵng

c. Tác giả đã khéo léo kết hợp hình thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp để mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc.  

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất

Danh mục bài soạn văn 7 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net