Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Đọc 2: Lời tiễn dặn

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Lời tiễn dặn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT   :  LỜI TIỄN DẶN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ… qua văn bản Lời tiễn dặn.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm: nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ dân gian qua văn bản Lời tiễn dặn.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ… qua văn bản Lời tiễn dặn.
  • Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm: nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn.
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn.
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Lời tiễn dặn.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Bạn đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9. Theo bạn, khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Bạn đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9. Theo bạn, khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi ý:

Truyện thơ Nôm “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

+ Khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý đến nội dung và hình thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam luôn hòa quyện vào dòng chảy văn học Việt Nam đa văn hóa. Chỉ khi nền văn học đa ngôn ngữ chứa đựng đa giọng điệu, đa biểu đạt mà hướng tới mục tiêu vì đất nước, vì dân tộc, tôn vinh những giá trị chân - thiệnn - mỹ, đó mới thực sự là một nền văn học giàu có, đầy sức sống. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Lời tiễn dặn để thấy được văn học dân gian các dân tộc thiểu số cũng có những thành tựu độc đáo với những sắc thái rất riêng biệt.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của truyện thơ dân gian qua văn bản Lời tiễn dặn.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của truyện thơ dân gian

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·     Trình bày đặc trưng của truyện thơ dân gian .

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

+ Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp

+ Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV có thể gợi mở theo sơ đồ tư duy theo PHỤ LỤC 13 trang 146.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây:

·     Nêu một số nét cơ bản về xuất xứ và nội dung của văn bản “Lời tiễn dặn”.

·     Xác định bố cục của văn bản “Lời tiễn dặn”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

I. Đặc trưng của truyện thơ dân gian.

Khái niệm:  là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần, thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân; kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gũi với ca dao, dân ca; phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi.

Cốt truyện: đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính; có thể sử dụng yếu tố kì ảo hoặc không sử dụng.

Nhân vật chính: thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu.

Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian: là ngôn ngữ truyền khẩu, giàu chất trữ tình và mang âm hưởng của các làn điệu dân ca Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

II. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Xuất xứ và nội dung của văn bản “Lời tiễn dặn”

*Xuất xứ:

Tiễn dặn người yêu (nguyên văn tiếng Thái là Xống chụ xon xao) là một trong những truyện thơ hay nhất trong khi tàng truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Văn bản Lời tiễn dặn được trích từ truyện thơ Tiễn dặn người yêu.

* Nội dung chính: Qua hai lời tiễn dặn của chàng trai dành cho cô gái, ta thấy được tâm trạng đau xót khi yêu nhau mà không thể bên nhau của chàng trai và cô gái, cùng với đó là tình yêu mãnh liệt, mãi đi cùng năm tháng, sánh ngang với “trời đất, thiên nhiên” của hai người.

b. Bố cục của văn bản

- Phần 1 (Từ đầu đến …góa bụa về già): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

- Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.

PHỤ LỤC 13

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian, các chi tiết, nhân vật, đề tài và mối quan hệ giữa chúng; nhận biết và hiểu được thông điệp của tác giả qua văn bản Lời tiễn dặn.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đặc trưng truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Lời tiễn dặn và trả lời câu hỏi: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ?

Nhóm 2: Nhận xét về ngôi kể của văn bản, chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của truyện thơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Đặc điểm ngôi kể, nhân vật của truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Lời tiễn dặn và trả lời câu hỏi:

·       Nhận xét về ngôi kể của văn bản, chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của truyện thơ.

·       Lời “tiễn dặn” giúp bạn hiểu biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

I. Đặc trưng truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn

1. Những dấu hiệu để nhận biết văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ

Đề tài: tình yêu, hôn nhân.

Cốt truyện: đơn giản, không sử dụng yếu tố kì ảo. Truyện xoay quanh số phận của một đôi trai gái yêu nhau nhưng gặp trắc trở trong tình yêu, cuối cùng, vượt qua mọi thử thách, họ đã được đoàn tụ bên nhau, có cuộc sống hạnh phúc.

- Vị trí và nội dung của đoạn trích:

+ Vị trí: lược trích từ dòng 1121 – 1406.

+ Nội dung: Lời dặn dò của chàng trai khi anh tiễn cô về nhà chồng và lời khảng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng hắt hủi, hành hạ.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Ngôi kể, nhân vật của truyện thơ qua văn bản Lời tiễn dặn

* Ngôi kể: ngôi thứ nhất (người kể xưng “anh yêu”).

Những chi tiết quan trọng:

- Lời dặn dò của chàng trai khi anh tiễn cô về tận nhà chồng: xin kề vóc mảnh, ủ lấy hương người; xin ẵm con cho người yêu; lời thề nguyền (Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ Không lấy được thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già)

=> Thể hiện tình yêu tha thiết, cao thượng.

- Lời khẳng định mối tình tha thiết, bền chặt của anh khi chứng kiến cảnh cô bị nhà chồng hắt hủi, hành hạ: các hành động chăm sóc khi thấy người yêu bị chồng hành hạ (chải tóc, nấu thuốc), lời khảng định tình yêu bền chặt ngay cả khi chết đi (Chết thành sông…song song), cách so sánh, ẩn dụ được sử dụng để làm tăng tính khảng định mối tình tha thiết (tình Lú - Ủa, bán trâu, thu lúa, vàng, đá, gỗ cứng đời gió).

=> Thể hiện tình yêu tha thiết, bền chặt, không có gì có thể làm thay đổi được. Hơn nữa những điều này được chàng trai nói lên khi chứng kiến cảnh người yêu đã có chồng và bị nhà chồng hắt hủi (chứ không phải nói lúc mới yêu) lại càng làm tăng tính khảng định về một tình yêu bền chặt.

=> Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã làm tăng tính thuyết phục, tính truyền cảm cho lời dặn dò và lời khảng định mối tình chung thủy, tha thiết của chàng trai.

3. Nhân vật trong truyện thơ dân gian

* Tâm trạng của cô gái qua sự cảm nhận của chàng trai: đau khổ, tuyệt vọng

- Nhân vật được hình dung qua lời tiễn dặn của chàng trai nên không đầy đủ, chi tiết bằng các đoạn khác trong truyện thơ. Tuy nhiên, qua lời tiễn dặn cũng có thể thấy, cô là một cô gái xinh đẹp (người đẹp anh yêu) nhưng bị ép gả nên đau khổ khi phải về nhà chồng (cấu trúc trùng điệp: vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông thể hiện nỗi đau giằng xé, càng đi lòng càng đau nhớ).

- Cô còn bị nhà chồng phũ phàng, đánh đập (đầu bù, tóc rối, đau bệnh).

* Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng: đau khổ, quyến luyến, không nỡ rời xa.

Qua lời tiễn dặn, có thể thấy:

 

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 1 Đọc 2: Lời tiễn dặn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Lời tiễn dặn, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay