Soạn văn 11 ngắn nhất bài: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Soạn bài: Thương vợ (Trần Tế Xương) - ngữ văn 11 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Thương vợ (Trần Tế Xương) cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh/chị có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Luyện tập

Câu 1: Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương.

Câu 2: Phân tích “Thương vợ” – Tú Xương

Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Thương vợ của Trần Tế Xương

II. Soạn bài siêu ngắn: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Câu 1: Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu:

"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng"

=> Công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó.

       Trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình.

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

=> Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa

     Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình rằng :”Lặn lội thân cò khi quãng vắng”.

Câu 2: Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

"Nuôi đủ năm con với một chồng"

=> Chữ “nuôi” đã đủ để nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình

"Năm nắng mười mưa dám quản công"

=> chỉ sự gian lao, vất vả nay được và còn nổi bật lên đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối:

  Ta tưởng rằng lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương

  Tú Xương nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợ mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình

Ý nghĩa: ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng của tác giả.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ: 

  Được thể hiện qua từng câu chữ trong bài

  Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ

  Qua lời tự “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú. 

Luyện tập

Câu 1: Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ:

Về hình ảnh: 

  • So với từ "con cò" trong ca dao thì từ "thân cò" của Tú Xương mang tính khái quát cao hơn.
  • Sử dụng thân cò như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con.

Về từ ngữ:

  • Thành ngữ "năm nắng mười mưa"
  • Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả.
  • Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ
  • Chủ đề “Duyên nợ” trong ca dao cũng được tác giải sử dụng sáng tạo “một duyên hai nợ”  => nhấn mạnh rằng duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt.

Câu 2: Phân tích “Thương vợ” – Tú Xương

Bài viết tham khảo

Khi nhắc đến Tú Xương, người ta thường nhớ đến một nhà thơ trào phúng bậc thầy. Ông là một tác gia viết nhiều, viết hay các bài thơ nội dung châm biếm, đả kích  nhưng dù vậy, những tác phẩm thuộc mảng trữ tình như Sông Lấp, Thương Vợ, Áo bông che bạn,... vẫn vô cùng xuất sắc. Trong đó, “Thương vợ” được xem như tác phẩm nổi bật có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chất trào phúng trong phong cách thơ Tú Xương.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm  con với một chồng

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Nổi bật của bài thơ trước hết là hình tượng bà Tú qua khắc họa đầy thương yêu, trân trọng của Tú Xương. Đó là một người phụ nữ vất vả, tảo tần để chăm lo cho chồng con, gồng gánh gia đình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”

Câu vào đề tác phẩm như giới thiệu, lại như mở ra bối cảnh của câu chuyện về bà Tú. Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, tất bật ngược xuôi:

 “Quanh năm” là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Nó còn là biểu tượng cho sự tuần hoàn khép kín của thời gian. Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì, mà chỗ bà “kinh doanh” là ở “mom sông”, phần đất nhô ra phía lòng sông, một địa điểm có phần cheo leo, nguy hiểm. Chỉ qua câu mở đầu, tác giả đã gợi lên cho ta suy nghĩ: cả thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm gánh nặng đang đè trên vai bà Tú. Đó là gánh nặng:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”!

Công việc vất vả, thu nhập lại ít nhưng bà Tú còn phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. “Năm con” là số nhiều, nhưng dù sao chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng lại còn thêm “một” ông chồng chi phí bằng cả năm đứa con kia.

Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

“Lặn lội thân cò” đã bao gồm trong đó cái thân hèn, sức mọn, cả nỗi lẻ loi, đơn độc. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả không gian, thời gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm.Cùng với đó, cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng “thân cò” cũng góp phần nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Nó gợi lên một nỗi đau về thân phận những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời. 

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc, cô đơn thì câu thơ thứ tư lại làm rõ nỗi vất vả mưu sinh của bà Tú.

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. “Buổi đò đông” đâu phải ít lo âu, nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”? Hai câu thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại nâng đỡ nhau về ý để qua đó nổi bật lên nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng xót thương, yêu quý và trân trọng của nhà thơ dành cho vợ mình.

Dưới ngòi bút của Tú Xương, bà Tú cũng hiện lên với những đức tính cao đẹp nhất. Đó là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bà cũng là người giàu đức hi sinh. Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ:

“Duyên” một mà “nợ” hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn mà lặng lẽ, cam chịu, chấp nhận vì cuộc sống gia đình. Ở câu trên, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ đan chéo “năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả, gian truân vừa thể hiện được tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Bên cạnh bà Tú, hình tượng Tú Xương cũng hiện lên với tấm lòng thương vợ thiết tha. Ông không xuất hiện trực tiếp nhưng thông qua những câu thơ đầy yêu thương, trân trọng dành cho vợ và giọng điệu có phần trào phúng khi nói về mình, ta thấy được tình cảm sâu đậm của ông. Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời.

Tú Xương kể chuyện bà Tú nuôi con đã đành, mà còn kể thêm việc bà Tú nuôi mình một cách thẳng thắn, chẳng ngượng ngùng. Ở đây, ta như thấy được nụ cười tủm tỉm tự trách mình thật vô tích sự của ông Tú. Ông không gộp lại mà tách “năm con” riêng, “một chồng” riêng. Điều đó cho thấy Tú Xương nhận thức rõ mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. “Duyên” một mà “nợ” hai. Sự “hờ hững” cảu ông cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết. 

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu sa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng. Tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Lời chửi rủa trong hai câu kết là lời Tú Xương Tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

Đặt bài thơ vào lịch sử thơ ca trung đại, chúng ta lại càng thấy được nó đáng quý đến bao nhiêu. Bởi, thời kì ấy, đã mấy ai trực tiếp làm văn thơ về vợ ngay khi còn sống như Tú Xương? Phải yêu quý, trân trọng và biết ơn lắm, Tú Xương mới viết được những lời thơ cảm động và sâu sắc như thế. Có thể nói, bằng việc sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm và cách vận dụng sáng tạo những chất liệu văn học dân gian, “Thương vợ” đã thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng của ông Tú dành cho bà Tú thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và ca ngợi sự hy sinh và những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú. Đồng thời, bài thơ cho chúng ta thấy được nỗi lòng, tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ Tú Xương.

Câu 3: Giá trị nội dung:

  Tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương

  Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự: Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu.

  Sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.

          Giá trị nghệ thuật:

  Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm

  Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú

  Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực

III. Soạn bài ngắn nhất: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Câu 1: Cảm nhận của hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu đó chính là sự vất vả, tảo tất của Bà Tú

Hai câu đầu: trong suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác bà vẫn vất vả “buôn bán” kiếm tiền nuôi gia đình. => công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó

Hai câu tiếp: Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa => Tú Xương bằng cách liên tưởng hình ảnh người phụ nữ trong ca dao xưa như thân cò mà sang tạo nên sự vất vả của vợ mình và nổi bật hình ảnh lam lũ, vất vả của bà Tú.

Câu 2: Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú là:

“Nuôi đủ năm con với một chồng” và “Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hai câu thơ đã nói lên những gì về một người phụ nữ tần tảo vì gia đình. Đó là sự gian lao, vất vả nay được và còn nổi bật lên đức chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối nếu đọc qua ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.

=> Lời chửi ẩn sâu trong tâm khảm sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện qua từng câu chữ trong bài thơ.. Kể những nỗi vất vả, những đức tính phẩm chất đạo đức cao đẹp của bà để qua đó nói lên tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ. Qua lời tự “chửi” mình điều đó cũng chứng minh được tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú. 

Luyện tập

Câu 1:  "Thương vợ" là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian. Với hình ảnh “thân cò” đó như thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con. Và nghệ thuật sử dụng từ ngữ với Thành ngữ ( "năm nắng mười mưa"); Cụm từ ("nắng mưa") và vận dụng khéo léo chủ đề duyện nợ (“một duyên hai nợ”).

=> Vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Câu 2: Phân tích “Thương vợ” – Tú Xương

Bài viết tham khảo

Thương vợ” được xem như tác phẩm nổi bật có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chất trào phúng trong phong cách thơ Tú Xương. “Thương vợ” đã thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng của ông Tú dành cho bà Tú thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và ca ngợi sự hy sinh và những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú.

Thương vợ” được xem như tác phẩm nổi bật có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chất trào phúng trong phong cách thơ Tú Xương.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”

Câu vào đề tác phẩm như giới thiệu, lại như mở ra bối cảnh của câu chuyện về bà Tú. Bà hiện lên với dáng vẻ tần tảo, tất bật ngược xuôi:

 “Quanh năm” là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Nó còn là biểu tượng cho sự tuần hoàn khép kín của thời gian. Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì, mà chỗ bà “kinh doanh” là ở “mom sông”, phần đất nhô ra phía lòng sông, một địa điểm có phần cheo leo, nguy hiểm. Chỉ qua câu mở đầu, tác giả đã gợi lên cho ta suy nghĩ: cả thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm gánh nặng đang đè trên vai bà Tú. Đó là gánh nặng:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”!

Công việc vất vả, thu nhập lại ít nhưng bà Tú còn phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. “Năm con” là số nhiều, nhưng dù sao chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng lại còn thêm “một” ông chồng chi phí bằng cả năm đứa con kia.

Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

“Lặn lội thân cò” đã bao gồm trong đó cái thân hèn, sức mọn, cả nỗi lẻ loi, đơn độc. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả không gian, thời gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm.Cùng với đó, cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng “thân cò” cũng góp phần nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Nó gợi lên một nỗi đau về thân phận những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời. 

Nếu câu thơ thứ ba gợi nỗi vất vả đơn chiếc, cô đơn thì câu thơ thứ tư lại làm rõ nỗi vất vả mưu sinh của bà Tú.

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. “Buổi đò đông” đâu phải ít lo âu, nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”? Hai câu thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại nâng đỡ nhau về ý để qua đó nổi bật lên nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng xót thương, yêu quý và trân trọng của nhà thơ dành cho vợ mình.

Dưới ngòi bút của Tú Xương, bà Tú cũng hiện lên với những đức tính cao đẹp nhất. Đó là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bà cũng là người giàu đức hi sinh. Trong hai câu luận, Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ:

“Duyên” một mà “nợ” hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn mà lặng lẽ, cam chịu, chấp nhận vì cuộc sống gia đình. Ở câu trên, nắng mưa chỉ sự vất vả, năm mười là số lượng phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ đan chéo “năm nắng mười mưa” vừa nói lên sự vất vả, gian truân vừa thể hiện được tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

Bên cạnh bà Tú, hình tượng Tú Xương cũng hiện lên với tấm lòng thương vợ thiết tha. Ông không xuất hiện trực tiếp nhưng thông qua những câu thơ đầy yêu thương, trân trọng dành cho vợ và giọng điệu có phần trào phúng khi nói về mình, ta thấy được tình cảm sâu đậm của ông. Nhập thân vào nhân vật, Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người bạn đời.

Tú Xương kể chuyện bà Tú nuôi con đã đành, mà còn kể thêm việc bà Tú nuôi mình một cách thẳng thắn, chẳng ngượng ngùng. Ở đây, ta như thấy được nụ cười tủm tỉm tự trách mình thật vô tích sự của ông Tú. Ông không gộp lại mà tách “năm con” riêng, “một chồng” riêng. Điều đó cho thấy Tú Xương nhận thức rõ mình là cái nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu. “Duyên” một mà “nợ” hai. Sự “hờ hững” cảu ông cũng là một biểu hiện của “thói đời” bạc bẽo. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết. 

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu sa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng. Tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Lời chửi rủa trong hai câu kết là lời Tú Xương Tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

Phải yêu quý, trân trọng và biết ơn lắm, Tú Xương mới viết được những lời thơ cảm động và sâu sắc như thế. Bài thơ cho chúng ta thấy được nỗi lòng, tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ Tú Xương. Đó là tình cảm thương yêu, quý trọng của ông Tú dành cho bà Tú thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và ca ngợi sự hy sinh và những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú.

Câu 3: Giá trị nội dung: Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. 

           Giá trị nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian; Hình ảnh của bà Tú với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại là giọng điệu trào phúng, bất lực.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thương vợ (Trần Tế Xương)

Câu 1: Bốn câu thơ đầu là giới thiệu về công việc kiếm sống mưu sinh của bà, người lam lũ tần tảo, chịu thương, chịu khó trong không gian mà bà Tú lặn lội kiếm sống. Trên cái nền không gian và thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú hiện lên rất rõ.

Câu 2: Trần Tế Xương nói hộ những nỗi thiệt thòi của vợ nhưng đồng thời cũng thấy rõ cái đức hi sinh của người phụ nữ tần tảo vì gia đình chịu thương, chịu khó hết lòng vì chồng con bạn đời, qua 2 câu thơ:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Câu 3: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối thấy rõ được sự thương yêu và có cả ngậm ngùi, chua xót đến đắng lòng của tác giả dành cho vợ. Đó là lời chửi ta tưởng rằng đó là lời của bà Tú nhưng thực ra đó là lời của Tú Xương. Ông đã đã nhập thân vào cùng nỗi khổ cực của vợi mình để cùng thông cảm sẻ chia đồng thời cũng là lời chửi thói đời và chửi chính mình.

Câu 4: Qua từng câu chữ trong bài thơ toát lên lòng thương vợ của nhà thơ:

- Kể những nổi vất vả và đức tính cao đẹp của bà => để thể hiện tình thương vợ sâu sắc, đồng cảm và hơn hết là biết ơn vợ

- Tự chửi mình => chứng minh tấm lòng của nhà thơ đối với bà Tú

Luyện tập

Câu 1: "Thương vợ" vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian qua:

- Hình ảnh “thân cò” 

=> thân phận của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình, hi sinh tất cả vì chồng vì con.

- Thành ngữ "năm nắng mười mưa" ; Cụm từ “"nắng mưa"

=> Sự vất vả, gian lao và đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con.

- Vận dụng chủ đề Duyên nợ “một duyên hai nợ”

=> Duyên phận vợ chồng như số phận trời sắp đặt, tình nghĩa vợ chồng vì vậy cũng gắn bó hơn

Câu 2: Phân tích “Thương vợ” – Tú Xương

Những ý chính tham khảo

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”

=>  “Quanh năm” là suốt cả năm, không trừ ngày nào dù mưa hay nắng. Nó còn là biểu tượng cho sự tuần hoàn khép kín của thời gian. Chẳng có cửa hàng, cửa hiệu, quán xá gì, mà chỗ bà “kinh doanh” là ở “mom sông”, phần đất nhô ra phía lòng sông, một địa điểm có phần cheo leo, nguy hiểm. Cả   thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm gánh nặng đang đè trên vai bà 

“Nuôi đủ năm con với một chồng”!

=> Công việc vất vả, thu nhập lại ít nhưng bà Tú còn phải lo lắng cho cả một gia đình sáu miệng ăn. “Năm con” là số nhiều, nhưng dù sao chúng chỉ cần bát cơm, manh áo. Nhưng lại còn thêm “một” ông chồng chi phí bằng cả năm đứa con kia

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

=> “Lặn lội thân cò” đã bao gồm trong đó cái thân hèn, sức mọn, cả nỗi lẻ loi, đơn độc. Con cò trong thơ Tú Xương không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã nói lên được cả không gian, thời gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm.Cùng với đó, cách nói đảo ngữ, thay con cò bằng “thân cò” cũng góp phần nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Nó gợi lên một nỗi đau về thân phận những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời. 

“Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

=> Câu thơ gợi cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. “Buổi đò đông” đâu phải ít lo âu, nguy hiểm hơn “khi quãng vắng”? Hai câu thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại nâng đỡ nhau về ý để qua đó nổi bật lên nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. Qua đó, ta cũng thấy được tấm lòng xót thương, yêu quý và trân trọng của nhà thơ dành cho vợ mình.

 “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

=> Ông chửi thói đời bạc bẽo vì thói đời là một nguyên nhân sâu sa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng. Tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung. Lời chửi rủa trong hai câu kết là lời Tú Xương Tự rủa mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

 Ta thấy được  nỗi lòng, tâm sự và nhân cách cao đẹp của nhà thơ Tú Xương. Phải yêu quý, trân trọng và biết ơn lắm, Tú Xương mới viết được những lời thơ cảm động và sâu sắc như thế. Có thể nói, bằng việc sử dụng từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm và cách vận dụng sáng tạo những chất liệu văn học dân gian, “Thương vợ” đã thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng của ông Tú dành cho bà Tú thông qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân và ca ngợi sự hy sinh và những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú.

Câu 3: Bài thơ với hình ảnh bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Sử bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát. Qua những nghệ thuật:

- Sử dụng ngôn ngữ =>ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm

- Hình ảnh:

=> Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò 

      Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương

      Hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực

Tìm kiếm google: soan van 11 ngan nhat, soạn văn 11 bài Thương vợ, soan van 11 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net