[toc:ul]
Câu 1: a. Trong câu Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo (Nguyễn Khuyến), từ lá được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy xác định nghĩa đó.
b. Trong tiếng Việt, từ lá còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong các trường hợp sau:
lá gan, lá lách, lá phổi…
lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài…
lá cờ, lá buồm
lá cót, lá chiếu, lá thuyền…
lá tôn, lá đồng, lá vàng…
Hãy xác định phương thức chuyển nghĩa của từ lá trong mỗi trường hợp kể trên, cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ lá.
Câu 2: Các từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay, miệng, tim…) có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người.
Câu 3: Tìm các từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giải thích lí do tác giả sử dụng từ cậy, chịu mà không dùng các từ đồng nghĩa với mỗi từ đó.
Câu 5: Lựa chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí bỏ trống trong mỗi câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn:
a. Nhật kí trong tù…. một tấm lòng nhớ nước.
b. Anh ấy không… gì đến việc này.
c. Việt Nam muốn làm... với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 1: a. Từ lá trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo:
b. Phương thức chuyển nghĩa của từ lá
lá gan, lá lách, lá phổi: từ lá được sử dụng để chỉ các bộ phận trong cơ thể người
lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài: chỉ các vật dụng bằng giấy, dùng để giao dịch
lá cờ, lá buồm: chỉ các vật dụng bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió
lá cót, lá chiếu, lá thuyền: lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…
lá tôn, lá đồng, lá vàng: dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại.
Câu 2: Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người:
Đầu => Đầu bạc tiễn đầu xanh.
Chân => Anh ấy là một chân sút giỏi của đội bóng.
Tay => Hắn là tay chơi cờ bạc có tiếng ở đất này
Miệng => Nhà nó đẻ đông con nên người làm thì ít mà miệng ăn thì nhiều
Tim => Bác ơi tim bác mênh mông quá
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc:
Ngọt: Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào
Bùi: Nghe nó rủ rê đi xem phim, tôi thấy cũng bùi tai.
Cay đắng: Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất.
Câu 4: Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Cậy: nhờ, nhờ vả, nhờ cậy.
Chịu: bằng lòng, đồng ý, chấp nhận.
Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí:
a. Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.
b. Anh ấy không liên can gì đến việc này.
c. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
Giải thích lí do lựa chọn:
a. Từ canh cánh mới bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của Bác
b. Chỉ có thể dùng từ liên can. Còn các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp
c. Từ bạn phù hợp với sắc thái của câu nói, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam. Phù hợp với phong cách ngoại giao, không quá thân mật.
Câu 1: a. Từ lá trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo được dùng theo nghĩa gốc để chỉ một bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏng.
b. Phương thức chuyển nghĩa của từ lá
lá gan, lá lách, lá phổi (chỉ các bộ phận trong cơ thể người); lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài (chỉ các vật dụng bằng giấy, dùng để giao dịch); lá cờ, lá buồm (chỉ các vật dụng bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió); lá cót, lá chiếu, lá thuyền (chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…); lá tôn, lá đồng, lá vàng (dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại).
Câu 2: Đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người như đầu, chân, tay, miệng, tim
Đầu bạc tiễn đầu xanh. / Anh ấy là một chân sút giỏi của đội bóng. / Hắn là tay chơi cờ bạc có tiếng ở đất này. / Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm / Bác ơi tim bác mênh mông quá.
Câu 3: Đặt câu với mỗi từ có nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc như ngọt, bùi, cay đắng:
Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào / Nghe nó rủ rê đi xem phim, tôi thấy cũng bùi tai. / Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất.
Câu 4: từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu trong câu thơ “Cậy em em có chịu lời / Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” là nhờ, nhờ vả, nhờ cậy (cậy) và bằng lòng, đồng ý, chấp nhận (chịu)
Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí lần lượt là: (a) canh cánh, (b) liên can, (c) bạn
Lý do lựa chọn là: ở câu a canh cánh mới bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của Bác (lòng nhớ nước), ở câu b các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp, còn câu c bạn phù hợp với sắc thái của câu nói, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam, với phong cách ngoại giao, không quá thân mật.
Câu 1: “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
=> bộ phận của cây (thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dáng mỏn)
Phương thức chuyển nghĩa của từ lá:
- chỉ các bộ phận trong cơ thể người => lá gan, lá lách, lá phổi
- chỉ các vật dụng bằng giấy, dùng để giao dịch =>lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá bài
- chỉ các vật dụng bằng vải, có kích thước rộng, bay trong gió => lá cờ, lá buồm
- chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa… => lá cót, lá chiếu, lá thuyền
- chỉ những vật làm bằng kim loại => lá tôn, lá đồng, lá vàng
Câu 2: Có thể đặt câu như sau:
Đầu bạc tiễn đầu xanh.
Anh ấy là một chân sút giỏi của đội bóng.
Hắn là tay chơi cờ bạc có tiếng ở đất này.
Nhà nó đẻ đông con nên người làm thì ít mà miệng ăn thì nhiều
Hoặc Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm
Bác ơi tim bác mênh mông quá
Câu 3: Đặt câu lần lượt như sau:
- Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
- Anh ấy có chất giọng rất ngọt ngào Nghe nó rủ rê đi xem phim, tôi thấy cũng bùi tai
- Nó đã nhận ra nỗi cay đắng khi mất đi người thân yêu nhất
Câu 4: Từ đồng nghĩa với từ cậy, từ chịu có thể thay thế trong câu thơ
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
=> nhờ, nhờ vả, nhờ cậy.
bằng lòng, đồng ý, chấp nhận.
Câu 5: Chọn từ ngữ thích hợp để dùng vào vị trí và lý do:
a. canh cánh => bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của Bác là lòng nhớ nước
b. liên can => các từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp
c. bạn => phù hợp với sắc thái của câu nói, phù hợp với phong cách ngoại giao, không quá thân mật, thể hiện thái độ, mong muốn hợp tác của Việt Nam.