Giải vở bài tập Toán 4 KNTT Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng

Hướng dẫn giải Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng Toán 4 KNTT tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

TIẾT 1

Câu 1: Dưới đây là cân nặng của các vật liệu dùng để trồng cây cho cả khối.

Bốn bao đất mùn cân nặng 120 kg.

Hai túi sỏi cân nặng 30 kg.

Ba bao vụn gỗ cân nặng 45 kg.

a) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Bốn bao đất mùn cân nặng là:

A. 2 tạ                        

B. 1 tạ 2 yến                           

C. 1 tấn 2 tạ                            

D. 1 200 g

b) Đ, S ?

Tổng cân nặng của hai túi sỏi và ba bao vụn gỗ là 7 yến 5 kg.  .......

Trả lời:

a) Đổi: 120 kg = 1 tạ 2 yến

Vậy Bốn bao đất mùn cân nặng là: 1 tạ 2 yến

Đáp án: B.

b) Tổng cân nặng của hai túi sỏi và ba bao vụn gỗ là 30 + 45 = 75 kg = 7 yến 5 kg       

Ghi Đ

Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Cho các khu đất với hình dạng và kích thước như hình dưới đây.

Em hãy tô màu khu đất mà em chọn cho lớp để trồng đậu.

Khu đất đó có diện tích là ...... m2

Trả lời

Diện tích khu đất có chiều dài 8m, chiều rộng 1m là: 8 x 1 = 8 (m2)

Diện tích khu đất có chiều dài 3m, chiều rộng 2m là: 3 x 2 = 6 (m2)

Diện tích khu đất có chiều dài 5m, chiều rộng 2m là: 5 x 2 = 10 (m2)

Câu 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Khu đất của lớp em cần tưới 8 l nước để làm ẩm đất trước khi trồng đậu.

Dưới đây là thời gian để ba giàn tưới phun được 8 l nước.

Giàn 1: 6 phút                        

Giàn 2: 500 giây                               

Giàn 3: 6 phút 10 giây

Giàn tưới chậm nhất là:

 A. Giàn 1                              

B. Giàn 2                                            

C. Giàn 3

Trả lời:

Đổi: 6 phút = 360 giây

Đổi: 6 phút 10 giây = 370 giây

Ta có 360 giây < 370 giây < 500 giây

Vậy giàn tưới chậm nhất là: Giàn 2

Chọn đáp án B

Câu 4: a) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Nhà bác học, linh mục Grê-gô Giô-han Men-đen (Gregor Johann Mendel) đã làm thí nghiệm với cây đậu Hà Lan vào năm 1854.

Năm đó thuộc thế kỉ ..........

b) Đ, S?

Biết rằng nếu một năm là năm nhuận thì điều kiện đầu tiên là số năm đó phải chia hết cho 4.

Vậy năm 1854 là năm nhuận.    .......

Trả lời:

a)

Nhà bác học, linh mục Grê-gô Giô-han Men-đen (Gregor Johann Mendel) đã làm thí nghiệm với cây đậu Hà Lan vào năm 1854.

Năm đó thuộc thế kỉ XIX

b) Biết rằng nếu một năm là năm nhuận thì điều kiện đầu tiên là số năm đó phải chia hết cho 4.

Vì số 1854 không chia hết cho 4

Vậy năm 1854 không là năm nhuận

Điền S

TIẾT 2

Câu 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Em quét sân giúp ông bà. Diện tích của cái sân khoảng:

A. 40 mm²                              

B. 40 cm²                               

C. 40 dm²                                

D. 40 m²

Trả lời:

Đáp án: D

Câu 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Lúc quét sân, em thấy bể nước có ghi năm xây là 2018.

a) Cái bể nước được xây vào thế kỉ ......

b) Tính đến nay, cái bể nước đã xây được ...... năm.

Trả lời:

a) Cái bể nước được xây vào thế kỉ XXI

b) Tính đến nay, cái bể nước đã xây được 5 năm. (Năm nay là năm 2023).

Câu 3: Em giúp bố mua ống nhựa để lắp một hệ thống tưới vườn rau của ông bà như hình vẽ. Mỗi mét ống nhựa giá 10 000 đồng.

a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Em phải mua khoảng ...... m ống nhựa.

b) Khoanh những tờ tiền em định dùng để trả cho chú bán hàng.

Gợi ý: Em có thể tính tiền để trả cho từng đoạn ống nhựa (2m, 4m, 1m và 3m) rồi cộng lại để ra tổng số tiền cần trả.

Trả lời:

a) Em phải mua khoảng 10 m ống nhựa.

b) Giá tiền mua 2 m ống nhựa là: 20 000 đồng; Giá tiền mua 4 m ống nhựa là: 40 000 đồng; Giá tiền mua 1 m ống nhựa là: 10 000 đồng; Giá tiền mua 3 m ống nhựa là: 30 000 đồng.

Tổng số tiền phải trả là: 20 000 + 40 000 + 10 000 + 30 000 = 100 000 đồng.

Vậy ta khoanh như sau:

Câu 4: Em hãy kể những công việc em có thể hoàn thành trong 90 giây để giúp đỡ gia đình, ví dụ: gấp quần áo, cất gọn đôi giày, so đũa, ...

Trả lời:

Ví dụ: Lau bàn ăn, mắc màn trước khi đi ngủ, chuẩn bị bát đĩa cho bữa cơm, ....

TIẾT 3

Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Em dự tính mua 3 l nước ngọt để mời những người cùng làm với mình. Em có hai lựa chọn như sau.

• Mua 8 lon nước ngọt, mỗi lon 375 ml và giá 16 000 đồng một lon.

• Mua 3 chai nước ngọt, mỗi chai 1 250 ml và giá 29 000 đồng một chai.

Em hãy chọn một trong hai lựa chọn trên. Với lựa chọn của mình, em phải trả .............. đồng.

Trả lời:

Ví dụ: Em chọn mua 8 lon nước ngọt, mỗi lon 375 ml và giá 16 000 đồng một lon.

Vậy số tiền phải trả là: 16 000 x 8 = 128 000 (đồng)

Với lựa chọn của mình, em phải trả 128 000 đồng.

Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Em làm sàn nhà bằng cách dùng keo dán bốn chai thuỷ tinh giống nhau vào một tấm ván gỗ cứng thành bốn chân như nhà sàn. Biết sàn nhà có thể chịu được cân nặng tối đa là 18 yến. Vậy sàn nhà có thể chịu được cân nặng không quá ...... kg.

Trả lời:

Đổi: 18 yến = 180 kg

Vậy sàn nhà có thể chịu được cân nặng không quá 180 kg.

Câu 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Em cắt bìa cứng thành một cánh cửa hình chữ nhật với kích thước như trong hình H. Diện tích của cả cánh cửa là ........... dm2.

Sau đó, em khoét bỏ bốn ô hình chữ nhật giống nhau trên cánh cửa ấy với kích thước như trong hình.

Phần diện tích bị khoét là .......... dm2

Trả lời:

Diện tích của cả cánh cửa là 16 x 8 = 128 (dm2)

Diện tích của 1 ô bị khoét là: 3 x 2 = 6 (dm2)

Phần diện tích bị khoét là 6 x 4 = 24 (dm2)

Ta điền như sau:

Em cắt bìa cứng thành một cánh cửa hình chữ nhật với kích thước như trong hình H. Diện tích của cả cánh cửa là 128 dm2

Sau đó, em khoét bỏ bốn ô hình chữ nhật giống nhau trên cánh cửa ấy với kích thước như trong hình.

Phần diện tích bị khoét là 24 dm2

Câu 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

Em muốn gấp 8 chú ngựa và 6 chú vẹt để treo trang trí quanh nhà. Biết để gấp mỗi chú ngựa em cần 90 giây và để gấp mỗi chú vẹt em cần 80 giây.

Vậy em cần tất cả .......... giây để gấp xong.

Trả lời:

Thời gian gấp 8 chú ngựa là: 90 x 8 = 720 (giây)

Thời gian gấp 6 chú vẹt là: 80 x 6 = 480 (giây)

Thời gian để gấp xong tất cả là: 720 + 480 = 1 200 (giây)

Vậy em cần tất cả 1 200 giây để gấp xong.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 4 kết nối tri thức

VBT TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

CHỦ ĐỀ 2: GÓC VÀ ĐƠN VỊ ĐO GÓC

CHỦ ĐỀ 3: SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ

CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG

CHỦ ĐỀ 5: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ

CHỦ ĐỀ 6: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

VBT TOÁN 4 KẾT NỐI TRI THỨC TẬP 2

CHỦ ĐỀ 9: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

CHỦ ĐỀ 11: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ, PHÂN SỐ

CHỦ ĐỀ 11: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA PHÂN SỐ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net