Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: TRUYỆN
..................................................
Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:
Số tiết : tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : CHÍ PHÈO
- Hiểu được số phận đau khổ, nghiệt ngã của Chí Phèo và khát khao được trở thành người lương thiện nhưng cuối cùng lại phải gục chết trên con đường quay trở lại làm người.
- Thấy được bộ mặt giả dối, tàn độc của tầng lớp thống trị của xã hội thực dân nửa phong kiến – nguyên nhân sâu xa gây ra những khổ đau của người lao động nghèo.
- Nhận thức sâu sắc tấm lòng, tinh thần nhân đạo của nhà văn Nam Cao trước nỗi khổ, số phận và sự trân trọng những phẩm chất cao đẹp của con người, dù họ có là ai.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, khắc họa nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí, ngôn ngữ truyện giản dị, gần gũi,…
- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.
- Có khả năng nhận diện cái đẹp.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả Nam Cao và các kiến thức thu thập được trong, ngoài bài học để hiểu về truyện ngắn “Chí Phèo”
- Phân tích và đánh giá trược vị trí của truyện ngắn “Chí phèo” trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao nối riêng, trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung..
- Cảm thông chia sẻ với những bất hạnh của con người.
- Trân trọng tài năng và tấm lòng của Nam Cao dành cho những con người nhỏ bé trong xã hội.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem một đoạn phim ngắn trích trong”Làng Vũ Đại ngày ấy” hoặc tranh ảnh về làng Vũ Đại (làng Nam Hoàng thực tế)
->Video: https://www.youtube.com/watch?v=28rxentLP68
-> Tranh ảnh:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kiến thức ngữ văn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: tìm hiểu về chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề. + Nhóm 2: Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn trong truyện? + Nhóm 3: Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong văn học? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I.Tìm hiểu kiến thức ngữ văn 1. Chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề - Chủ đề là vấn đề cơ bản đặt ra trong văn bản. Những tác phẩm văn học lớn thường mang nhiều chủ đề, có chủ đề chính và chủ đề phụ. + Chủ đề chính là chủ đề quán xuyến toàn bộ văn bản. + Chủ đề phụ là chủ đề được thể hiện qua các nhân vật hoặc tình tiết riêng lẻ. 2. Tác dụng của sự thay đổi điểm nhìn trong truyện Mọi cách nhìn xuất phát từ mọi điểm nhìn đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện quan niệm, tư tưởng, thái độ của nhà văn. 3. Giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong văn học - Mỗi tác phẩm văn học là sản phẩm của một nền văn hóa, phản ánh giá trị văn hóa cộng đồng nơi tác phẩm sinh thành. - Triết lí nhân sinh trong văn học là quan niệm và sự lí giải của nhà văn về các vấn đề chung liên quan đến cuộc sống, số phận con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội. Triết lí nhân sinh thường biểu hiện trực tiếp qua lời người kể chuyện. |
Hoạt động 2: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: + Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nam Cao? + Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, bố cục của tác phẩm Chí Phèo? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được ăn học tử tế .Học xong bậc thành chung (Cấp THCS), năm 1935 Nam Cao vào Sài Gòn và có ý định ra nước ngoài học tập.Sau khoảng hơn ba năm, do đau ốm, ông phải trở về quê. Từ đó NC phải sống một cách chật vật, làm đủ nghề: viết văn, làm báo, làm gia sư, viết quảng cáo… Ông sớm giác ngộ CM: Tháng 4 năm 1943 NC tham, gia vào Hội văn hóa cứu quốc do Đảng cộng sản tổ chức và lãnh đạo.Kháng chiến toàn quốc bùng nổ tháng 12/1946 NC về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Mùa thu 1947, NC lên Việt Bắc làm phóng viên, thư kí tòa soạn báo Cứu quốc. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11/1951 trên đường đi công tác vào vùng địch hậu thuộc Liên khu 3, NC đã hi sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng đang độ sung mãn và đầy hứa hẹn. GV giảng: Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình Đặc biệt, ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong XH cũ, vì thế không ít tác phẩm của Nam Cao viết về kiếp người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương. Ông hay suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới mẻ. Nam Cao là một trong số ít những nghệ sĩ phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình thông qua lí tưởng của các nhân vật mà ông xây dựng. Nhà văn không chạy theo cái đẹp cái thơ mộng mà quay lưng với hiện thực để rồi viết ra những điều giả dối, phù phiếm. Mà trái lại phải nói lên những nỗi khổ đó của họ mà lên tiếng. Lên án văn học lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” nhà văn cần phải “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời…” (Giăng sáng) Đối với Nam Cao, văn chương chân chính là văn chương chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đâu nhân tình. Trong “Đời thừa” dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật, nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ thuật cho cuộc sống, dù trong hoàn cảnh nào nhân vật này cũng không thể bỏ người vợ gầy yếu và những đứa con thơ dại của mình. Bài học có thể rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho nhân đạo. Nam Cao cho rằng, nhà văn phải biết sáng tạo: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, VC chỉ dung nạp …Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa). Và quan trọng nhất, đã sáng tác, Nam Cao luôn cố gắng phản ánh hiện thực một cách chân thực nhất. Ông coi đời sống là chất liệu văn học vô tận cho các tác phẩm của mình: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than…” | I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả a. Tiểu sử - Tác giả: Nam Cao (1917- 1951) - Quê Hà Nam => vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. - Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội, về quê. - Nam Cao tham gia cách mạng và hoạt động tích cực sau đó hi sinh năm 1951 b. Con người - Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với xã hội thực dân phong kiến. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp. - Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương. c. Sự nghiệp sáng tác Các tác phẩm chính: Truyện ngắn “ Lão Hạc”,” Chí Phèo”, “Dì Hảo”, “ Nhật kí “Ở rừng”, truyện ngắn “ Đôi mắt”, kí sự “ Chuyện biên giới”,… - Đề tài chính: người nông dân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức (trước cách mạng) - Quan niệm sáng tác: + Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm. + Tác phẩm văn học phải có ý nghĩa xã hội rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. + Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. + Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tác phẩm có giá trị. - Phong cách sáng tác: + Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Đặc biệt thành công trong việc phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp, lưỡng tính. + Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc, đa thanh. Kết cấu tác phẩm linh hoạt mà nhất quán. - Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa, có ý nghĩa nhân sinh hoặc triết học. - Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm. 2. Tác phẩm “Chí Phèo” - Thể loại: Truyện ngắn - Xuất xứ: in trong tuyển tập “Truyện ngắn Nam Cao”. - Bố cục: Chia làm 3 phần + Phần 1: Từ đầu…không ai biết: Nhân vật Chí Phèo xuất hiện cùng với tiếng chửi. + Phần 2: Tiếp theo… “mau lên”: Chí bị cướp mất tính người. + Phần 3: Còn lại: Sự thức tỉnh về ý thức và bi kịch của cuộc đời Chí Phèo. - Tóm tắt truyện ngắn: Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi lớn. Năm 20 tuổi, Chí đi ở cho nhà Bá Kiến. Chỉ vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí vào tù khiến Chí bị tha hóa cả về nhân hình, nhân ảnh và trở thành tay sai của Bá Kiến – cũng là nỗi khiếp sợ của dân làng Vũ Đại. Chí gặp Thị Nở, hai người ăn nằm với nhau. Chí tỉnh rượu rồi ốm, được Thị Nở chăm sóc. Bát cháo hành và những cử chỉ chân thật của Thị Nở đã làm sống dậy khát vọng sống cuộc đời lương thiện của Chí. Nhưng bà cô Thị Nở ngăn cấm. Chí tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối. Anh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Anh đâm chết Bá Kiến và tự vẫ
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi: - Nhóm 1: Đề tài và nhan đề của tác phẩm có gì đặc biệt? Tại sao Nam Cao không giữ tên tác phẩm như cũ mà lại lựa chọn nhan đề “Chí Phèo”? - Nhóm 2: Không gian, thời gian của truyện ngắn có gì đặc sắc? Ý nghĩa của việc xây dựng không gian – thời gian trong tác phẩm? - Nhóm 3: Mở đầu – kết thúc truyện ngắn “Chí Phèo” là sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao. Chỉ ra và nhận xét sáng tạo nghệ thuật ấy. - Nhóm 4: Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật trong tác phẩm. Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức GV mở rộng về tên gọi của tác phẩm: - Ban đầu tác phẩm được đặt tên là “Cái lò gạch cũ” → Nhấn mạnh sự quẩn quanh bế tắc của con người gắn liền với không gian cái lò gạch cũ. - Lúc in nhà xuất bản tự ý đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi” → Nhấn mạnh mối tình Chí Phèo- Thị Nở. - Sau cách mạng tác phẩm được tái bản và được đổi tên một lần nữa “Chí Phèo” → Nhấn mạnh nhân vật Chí Phèo: cả về số phận, tính cách lẫn bi kịch đớn đau của hắn. Như vậy, xét về hình thức lẫn nội dung, nhan đề “Chí Phèo” vừa là một nhan đề ngắn gọn, súc tích lại vừa mang hàm ý sâu xa thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm và những giá trị mà nhà văn Nam Cao gửi gắm. Có lẽ vì thế mà Nam Cao quyết định đặt tên tác phẩm là “Chí Phèo” như cách ông vẫn dùng tên các nhân vật chính để đặt tên cho truyện ngắn của mình.
| I. Đọc – hiểu văn bản 1. Đề tài và nhan đề - Đề tài: Số phận người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám. - Nhan đề: Truyện ngắn “Chí Phèo” lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi” (1941), sau này tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”. Được in trong tập Luống Cày (1946).
2. Không gian, thời gian a. Không gian: Làng Vũ Đại - Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện. - Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư tranh thực” - Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt - Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt. - Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối thoát, bị tha hóa. b. Thời gian - Đảo lộn tuyến tính: Mở đầu đi thẳng vào giữa truyện, sau mới ngược lại về lai lịch của nhân vật rồi quay lại hiện tại - Ngắn tối đa: Chỉ trong khoảng 6 ngày, từ lúc Chí ra tù đến khi ăn nằm và chung sống với Nở 5 ngày rồi buổi sáng đến giết Bá Kiến rồi tự sát. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác