Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐẶT RA TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
- HS biết cách lựa chọn một vấn đề xứng đáng để được bình luận
- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề
- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
- Biết thể hiện ý kiến về vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video về một bài hùng biện hoặc tranh biện về một vấn đề xa hội được đặt ra trong tác phẩm văn học trong cuộc thi của học sinh/ sinh viên.
- GV nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi
(?) Bạn có là người tự tin trong giao tiếp?
(?) Bạn có bản lĩnh bày tỏ chính kiến, quan điểm của bản thân?
(?) Bạn có tin rằng: cách trình bày, lập luận của mình đủ sức thuyết phục?
(?) Nếu giao cho bạn thuyết trình về vấn đề xã hội được đặt ra trong một tác phẩm văn học bạn sẽ làm thế nào?
Những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong giờ học Trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chỉnh sửa và chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài: Trong một tác phẩm văn học, ngoài vẻ đẹp của nhân vật trữ tình tác giả còn gửi gắm những tâm tư, tình cảm, quan niệm, nhận thức của mình về thế giới. Vậy làm để xác định và làm sáng tỏ những vấn đề ấy trong tác phẩm văn học? Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học.
Hoạt động 1: Định hướng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số lưu ý Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu lại lần lượt các câu hỏi đã gợi ý cho phần chuẩn bị trước giờ học và gọi HS trình bày, bổ sung. - GV mời HS nêu các câu hỏi, băn khoăn và giải đáp thêm (nếu có). - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi lên bảng. - GV gọi 1 HS đọc toàn bộ nội dung mục | 1. Những điều cần lưu ý Khi thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học, cần: - Lựa chọn vấn đề thảo luận như đã gợi ý trong phần Viết. - Tìm hiểu kĩ lưỡng nội dung vấn đề cần thảo luận. - Xác định rõ ràng những người thảo luận với mình là ai để có cách trình bày phù hợp (có thể có người nghe giả định) - Xác định thời lượng trình bày ý kiến của bản thân. - Chuẩn bị dàn ý cho phần trình bày ý kiến của bản thân, tránh viết thành văn để đọc. - Chuẩn bị các phương tiện: tranh, ảnh, video,…máy chiếu, màn hình, - Các ý kiến đưa ra trong cuộc thảo luận có thể trái ngược nhau. Người nghe cần nắm được ý kiến và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức nói; đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. Người nói và người nghe cần tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa. => HS Trình bày nội dung chuẩn bị |
Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thực hành nói và nghe Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Từ truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. - Chuẩn bị: + Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết + Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình nếu có. - GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 2. Thực hành nói và nghe a. Chuẩn bị Sản phẩm: theo yêu cầu của mục Chuẩn bị. - Văn bản bài trình bày được chuẩn bị trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính (slide) với hình ảnh, sơ đồ (nếu cần). Tập đọc diễn cảm. - Thảo luận với các bạn trong nhóm, nêu nội dung trình bày. b. Tìm ý và lập dàn ý - Xem lại và bổ sung, chỉnh sửa dàn ý ở phần Viết cho phù hợp với bài thuyết trình - Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao -> Dẫn dắt vào vấn đề - “Tình thương giữa con người và con người” là gì? - Bàn luận về sức mạnh của tình thương - Phản biện: Có phải lúc nào tình thương giữa con người với con người cũng tồn tại? c. Nói và nghe - Điều hành, đại diện nhóm thuyết trình và các nhóm khác nghe, ghi chép, nêu câu hỏi, thảo luận. - Sản phẩm: bài nói trong nhóm có kèm theo phương tiện hỗ trợ. d. Kiểm tra, đánh giá - Rút kinh nghiệm và tự đánh giá trong nhóm. - Đại diện các nhóm nêu nội dung chỉnh sửa, rút kinh nghiệm, lắng nghe và ghi chép thêm phần góp ý của GV. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác