Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Lỗi về thành phần câu và cách sửa. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Vận dụng kiến thức ở phần “Kiến thức ngữ văn” của SGK để thực hành nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu.

- Nhận diện, phân tích được cấu trúc cú pháp đúng của câu tiếng Việt.

- Nhận diện và sửa được lỗi về thành phần câu trong tiếng Việt

  1. Về năng lực
  2. Năng lực chung

- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.

- Có khả năng nhận diện cái đẹp.

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.

  1. Năng lực đặc thù

- Học sinh sửa được các lỗi cơ bản về dùng từ, đặt câu và sử dụng thành thạo tiếng Việt.

- Viết được câu, đoạn văn đảm bảo cấu trúc, ngữ nghĩa, không mắc những lỗi ngữ pháp, diễn đạt cơ bản.

  1. Về phẩm chất

- Trau dồi ý thức viết câu tiếng Việt đúng ngữ pháp

- Biết trân trọng, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
  3. Nội dung thực hiện: GV đưa các câu hỏi mang tính gợi ý, định hướng để học sinh suy nghĩ trả lời
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa hình ảnh, yêu cầu HS phát hiện những lỗi sai trong phát ngôn/tiêu đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh hoàn thiện phiếu

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời, chỉnh sửa lỗi sai và chốt kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài mới

Sản phẩm dự kiến

  1. Câu sử dụng từ ngữ có nghĩa mập mờ, không phân tách

=> Nghĩa của câu: Cầu thủ tiết lộ với một cầu thủ khác vợ mình có bầu ở sân bay.

  1. Người đọc bị nhầm lẫn nghĩa câu thành: Thầy giáo bỏ giảng đường vào Sài Gòn

=> Nghĩa của câu: Thầy giáo không làm nghề dạy học nữa để vào Sài Gòn

  1. Câu dễ gây hiểu lầm thành: người bị xe tải cán đã chết nhưng vẫn sống dậy để rời khỏi hiện trường vụ tai nạn

=> Nghĩa của câu: Chiếc xe tải gây tai nạn tử vong một người nhưng bỏ trốn, không chịu trách nhiệm.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong quá trình giao tiếp, chúng ta thường hay vô tình hoặc cố tình mắc lỗi diễn đạt khiến người nghe, người đọc không hiểu đúng nghĩa của câu và làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Để hạn chế và khắc phục những lỗi sai về thành phần câu khi viết và giao tiếp, bài thực hành tiếng Việt hôm nay cô trò chúng ta cùng vào bài “Lỗi về thành phần câu và cách sửa”.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

  1. Mục tiêu hoạt động: Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu

từ đó, có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.

  1. Nội dung thực hiện:

- GV đưa các câu hỏi gợi ý liên quan đến phần kiến thức của lỗi về thành phần câu.

- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi

  1. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Phát hiện các lỗi về thành phần câu

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS: Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học và phần “Kiến thức ngữ văn” trả lời các câu hỏi:

+ Thế nào là một câu đúng ngữ pháp? Lấy 3 ví dụ.

+ Câu tiếng Việt gồm những thành phần chính và thành phần phụ nào? Xác định cấu trúc ngữ pháp của một số câu sau

+ Trong giao tiếp, có những câu thiếu mà vẫn không sai, đó là những loại câu nào? Cho ví dụ?

(Nội dung PHIẾU HỌC TẬP)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm

vụ

Học sinh làm việc cá nhân và đưa câu trả lời dự kiến

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút

Phản biện và trao đổi: 2 phút

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về tri thức ngữ văn.

Nhiệm vụ 2: Cách sửa các lỗi về thành phần câu

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS: Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học và phần “Kiến thức ngữ văn” trả lời các câu hỏi:

Làm thế nào để sửa các lỗi về thành phần câu vừa xác đinh? Cho ví dụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm

vụ

Học sinh làm việc cá nhân và đưa câu trả lời dự kiến

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút

Phản biện và trao đổi: 2 phút

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về tri thức ngữ văn.

GV có thể nhắc lại bảng đã làm ở phần “Kiến thức ngữ văn”

 

Câu

Lỗi

Chỉnh sửa

Với tác phẩm “Chữ người tử tù” đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng nổi tiếng.

Thiếu chủ ngữ

+ Thêm chủ ngữ: Với tác phẩm “Chữ người tử tù”, tác phẩm đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng nổi tiếng.

+ Bỏ từ ngữ thừa: Tác phẩm “Chữ người tử tù” đã làm cho sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng nổi tiếng.

+ Sắp xếp lại trật tự từ ngữ trong câu, bỏ từ thừa: Với tác phẩm “Chữ người tử tù”, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ngày càng nổi tiếng.

I. Phân tích ví dụ

(kết quả PHIẾU HỌC TẬP)

II. Lỗi về thành phần câu và cách sửa

1. Các lỗi về thành phần câu

- Cấu tạo câu tiếng Việt gồm:

+ Thành phần chính (Chủ ngữ, vị ngữ)

+ Các thành phần phụ (Khởi ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ, các thành phần biệt lập,…)

- Các lỗi thường gặp về thành phần câu:

+ Thiếu chủ ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

+ Thiếu vị ngữ: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập hay định ngữ là vị ngữ của câu.

+ Thiếu cả hai thành phần chính: chủ yếu do người nói, người viết nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ.

 

2. Cách phát hiện và sửa lỗi:

- Đọc kĩ lại các câu trong bài

-> tìm nguyên nhân

·      Vấn đề khó, vượt hiểu biết của bản thân.

·      Câu sử dụng từ ngữ khó hiểu.

·      Câu thiếu thành phần chính.

·      Câu thiếu logic.

- Tìm biện pháp sửa lỗi

·      Bổ sung thành phần bị thiếu

·      Cắt bớt từ ngữ còn lại để đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

·      Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu hoạt động: Nhận biết, phân tích và sửa được các lỗi về thành phần câu

từ đó, có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.

  1. Nội dung thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1,2 trong SGK

- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi

  1. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 SGK trang 116

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.

  1. Qua hình tượng Chí Phèo cho ta thấy Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đọa của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.
  2. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo nên một hệ thống công dân toàn cầu năng động, sáng tạo, có trách nhiệm và dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.
  3. Với hình tượng Chí Phèo đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.
  4. Từ những ví dụ vừa dẫn cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

+ Bỏ cụm động từ “cho ta thấy”, thêm dấu phẩy sau trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao….

+ Thêm chủ ngữ mới vào ngay sau thành phần trạng ngữ: Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao cho ta thấy….

+ Biến trạng ngữ thành chủ ngữ bằng cách bỏ chữ “Qua” ở đầu câu.

b.

- Lỗi: Thiếu chủ ngữ

- Nguyên nhân mắc lỗi: Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ của câu

- Sửa lại:

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 4 TH tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Lỗi về thành phần câu và cách sửa, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay