Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT: TRÁI TIM ĐAN-KÔ
- Hiểu được Mác-xim Go-rơ-ki là một tác tác giả lớn và ảnh hưởng nhất của nền văn học Nga trong thế kỷ 20. Ông đã góp phần quan trọng trong việc đưa các vấn đề xã hội và giai cấp công nhân vào trung tâm văn học Nga; luôn theo đuổi ý tưởng giải phóng giai cấp lao động và đấu tranh cho sự công bằng xã hội.
- Nhận biết được cốt truyện gồm các nhân vật, sự kiện và các mối quan hệ giữa chúng; phân tích được đặc sắc không gian, thời gian của truyện, những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân biệt được nhân vật chính, người kể chuyện, sự kết nối giữa người kể chuyện và lời nhân vật; sự thay đổi điểm nhìn, chủ để chính và phụ trong cùng một văn bản.
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống để hiểu văn bản, thấy được ý nghĩa và tác động của văn bản đối với bản thân
- Nhận biết “Trái tim Đan-kô” là một kiệt tác của Go-rơ-ki viết người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương qua hình tượng "Đan-kô".
- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.
- Có khả năng nhận diện cái đẹp.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả Go-rơ-ki và các kiến thức thu thập được trong, ngoài bài học để hiểu về văn bản “Trái tim Đan-kô”
- Phân tích và đánh giá trược vị trí văn bản “Trái tim Đan-kô” trong sự nghiệp sáng tác của Go-rơ-ki nói riêng, trong nền văn học Nga hiện đại nói chung.
- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
- Có ý chí vươn lên, hết lòng vì mọi người.
- Sống có lí tưởng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Đã bao giờ em giúp đỡ người khác hoặc chứng kiến người khác giúp đỡ mọi người? Cảm xúc của em khi ấy thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ câu trả lời
- HS chia sẻ về những lần giúp đỡ/chứng kiến sự giúp đỡ
-> GV dẫn dắt vào bài “Trái tim Đan-kô”.
- Chia sẻ về truyên ngắn “Bà lão I-déc-ghin” và những văn bản đặc sắc của Go-rơ-ki, từ đó dẫn dắt vào truyện "Chàng trai Đan-kô"
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét những chia sẻ thú vị của HS
GV chốt ý và dẫn dắt vào bài mới: Có câu nói “Hãy sống dưới ảnh mặt trời, bơi trên đại dương và thưởng thức không khí của thiên nhiên hoang dã”. Thật vậy, chúng ta còn trẻ, còn rất nhiều năng lực và đam mê khám phá đến những vùng đất mới. Trên con đường khám phá ấy, chắc chắn các em sẽ cần có những người bạn đồng hành cùng một ý chí kiên cường đúng không nào? Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về chuyến hành trình của một nhân vật hết sức đặc biệt – nhân vật Đan-kô, cùng công cuộc chinh phục mảnh đất tự do của anh ấy trong văn bản” Trái tim Đan-kô”
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Dựa vào chú thích trong SGK và tìm hiểu của mình, trình bày những hiểu biết về tác giả Mac-xim Go-rơ-ki và tác phẩm?
(Nhà văn Macxim Gorky) - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận vấn đề Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức GV mở rộng: Gorky lớn lên trong nghèo khó. Cha ông, một thợ mộc, qua đời do bệnh dịch tả ở tuổi 31. Sau khi cha qua đời, Gorky phải sống trong cảnh nghèo đói và đầy bạo lực của ông nội. Gorky đã sốc khi bị đẩy vào cuộc sống khắc nghiệt ấy. Chứng kiến cảnh những người chú đánh vợ đến chết đã khiến Gorky ám ảnh đến mức nhiều năm sau này ông không thể bước chân vào ngôi nhà thời thơ ấu mỗi khi trở về thăm. Gorky được lớn lên nhờ sự chăm sóc của bà nội mù chữ và cậu bé tạm thoát được khỏi thế giới bạo lực của gia đình nhờ kho tàng truyện cổ tích vô tận của bà. Gorky biết đọc nhờ ông nội dạy cho từ cuốn kinh cầu nguyện. Sau này, ông nội chuyển gia đình bần hàn của mình tới ngoại ô và sống giữa những người vô gia cư. Gần 9 tuổi, vào năm 1877, Gorky mới bắt đầu học tiểu học nhưng lên 10 ông đã phải bỏ học do gia đình quá nghèo. Cuộc sống khắc nghiệt ấy đã đeo bám, ám ảnh Gorky suốt đời và ông luôn ý thức được rằng mình không được giáo dục cơ bản. 10 tuổi, Gorky đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc thu nhặt giẻ rách, đinh và móng ngựa. Trong năm đó, Gorky chịu nỗi đau mất mẹ và ông phải rời khỏi nhà. Chính vì thế, ông lấy bút danh sáng tác của mình là “Gorki” có nghĩa là đắng cay tủi nhục để gợi vè quá khứ của mình. Đó cũng là lí do Gorki được mệnh danh là cây bút của người cùng khổ.
GV cung cấp thêm: Truyện ngắn “Bà lão I-dec-ghin” gồm 3 phần được ghép với nhau một cách khéo léo. Phần đầu là truyền thuyết về đứa con trai đại bàng, tên Lác-ra (Larra), một kẻ cao ngạo, ích kỉ, tàn bạo nên phải chịu sự trừng phạt là sống trong sự đơn độc suốt hàng ngàn năm giữa thảo nguyên mênh mông. Phần thứ hai là hồi ức về tuổi trẻ, tự do, phóng túng, cuồng nhiệt của bà lão I-dec-ghin. Phần ba là truyền thuyết về chàng Đan-kô, một chàng trai dũng cảm và vị tha trong cuộc đương đầu với lòng người yếu hèn và thiên nhiên khắc nghiệt. Ba câu chuyện do bà lão I-dec-ghin kể đều là những câu chuyện độc đáo về tuổi trẻ, về tự do, về những tâm hồn mạnh mẽ, tực lửa và đầy say mê. GV gợi ý tóm tắt truyện “Trái tim Đan-kô” Đan-kô dẫn mọi người đi theo anh. Rừng rậm rạp, cây cối sừng sững khiến mọi người khó đi. Và họ quay ra oán trách Đan-kô nhưng anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Một hôm, giông bão ập đến, đường đi gian nan hơn khiến mọi người đều mất tinh thần. Họ không dám thú nhận mình yếu hèn mà quay ra giận dữ, trách Đan-kô không biết dẫn dắt họ, mắng nhiếc anh thậm tệ. Trong tim anh cũng bùng lên sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ. Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. Anh gục xuống và chết còn đoàn người lại vui sướng, có người còn giẫm lên trái tim của Đan-kô. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Maksim Gorky (1868- 1936) a. Cuộc đời -Tên thật: Aleksey Maksimovich Peshko, bút danh Maksim Gorky - Ông sinh ra tại Nizhny Novgorod, một thành phố ở Nga. - Trải qua tuổi thơ cơ cực, bất hạnh: 3 tuổi mồ côi cha, 10 tuổi mất mẹ sống với ông bà ngoại, ông tự kiếm sống, vừa tự học và vươn lên bằng nghị lực của mình. => Kinh nghiệm sống đáng kể này đã tác động mạnh mẽ đến tác phẩm của ông. b. Con người - Ý chí sống, vươn lên mạnh mẽ - Trái tim yêu thương, cảm thông sâu sắc với con người, đặc biệt là những người cùng khổ như ông.
c. Sự nghiệp sáng tác - Go-rơ-ki bắt đầu viết văn từ rất sớm, vào những năm 1890. - Các tác phẩm chính: bộ 3 tự truyện (thời thơ ấu, kiếm sống 1916, các trường đại học của tôi 1923), tiểu thuyết “người mẹ” , kịch “dưới đáy” - Vị trí: Là nhà văn vĩ đại của Nga, của thế giới có nhiều đóng góp đối với nền văn học Nga + Mở đường cho trào lưu văn học hiện thực XHCN Nga với tiểu thuyết “Người mẹ” + Là người có công xây dựng nền văn hoá văn học mới + Là bậc thầy về truyện ngắn và chân dung văn học + Là tấm gương sáng đvới các nhà văn trẻ của Nga về lòng nhân đạo, đam mê đọc sách, nghị lực kiên cường, kiên trì tự học => Được mệnh danh là: nhà văn của những người cùng khổ. 2. Tác phẩm “Trái tim Đan-kô” - Thể loại: truyện ngắn - Xuất xứ: in trong tuyển tập “Bà lão I-dec-ghin”, là phần truyện thứ ba trong tập truyện này. - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Từ đầu đến “hăng hái và tươi tình”: Hành trình Đan-kô dẫn bộ lạc vào rừng. + Phần 2: Tiếp theo đến “họ làm anh buồn rầu”: Sự khó khăn khi đi qua đầm lầy. + Phần 3: Còn lại: Sự dũng mãnh của Đan-kô.
- Tóm tắt văn bản: HS tự tóm tắt ở nhà |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu người kể chuyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể truyện? Đó là những ai và họ kể truyện hư thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức GV cung cấp thêm: Kết cấu truyện lồng truyện ở góc độ một thủ pháp văn chương đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học thế giới. Một cách đơn giản đây là thủ pháp để lồng ghép một câu chuyện độc lập (có liên quan hoặc không về mặt nội dung) vào tác phẩm chính trong quá trình diễn tiến của tác phẩm. Có thể thấy biểu hiện xa xưa của nó trong sử thi Odyssey của Hy Lạp (thế kỷ VIII trước công nguyên) khi người anh hùng Ulysses tự kể lại những chuyện phiêu lưu của mình trong bữa tiệc. Tập truyện ngắn “Bà lão I-dec-ghin” của M. Gorky được xây dựng theo kết cấu truyện lồng truyện như vậy. Trong câu chuyện dài của bà là I-dec-ghin có 3 câu chuyện nhỏ được lồng ghép một cách khéo léo. Việc xây dựng kết cấu truyện như vậy giúp cho người kể chuyện có thâu tóm và kể lại nhiều câu chuyện khác nhau trong cùng một thời điểm, ở mọi miền của đất nước. Có thể nói, thời gian – không gian của câu chuyện có kết cấu truyện lồng truyện không có giới hạn. Đó là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn của M. Gorky. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thời gian, không gian truyện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xem lại phần tóm tắt câu chuyện và xác định bối cảnh (không gian, thời gian) diễn ra các sự kiện trong câu chuyện chuyện gì đáng chú ý? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhân vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Phân tích tình thế, diễn bến tâm trạng và hành động của đoàn người khi di chuyển trong rừng rậm. + Phân tích hình tượng nhân vật Đan-kô (Gợi ý: dựa vào các chi tiết miêu tả hành động, tâm trạng, lời nói của Đan-kô để xác định đặc điểm tính cách của nhân vật; từ đó nêu điểm đặc sắc của nghệ thuật khác họa nhân vật). - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
GV giảng: “Trái tim Đan-kô” chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Câu chuyện đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, giàu tình thương người và giàu lòng vị tha. Anh là đại diện cho cá nhân dám đứng ra cứu giúp, dẫn đường chỉ lối cho một nhóm người đại diện cho công đồng có con đường sống tốt hơn. Nếu không có cá nhân là Đan-kô thì sẽ không có được cộng đồng là những người được anh dẫn dắt khi ấy. Nếu không có Đan-kô đứng ra hy sinh tính mạng của mình thì những người kia cũng không thể tìm con đường thoát ra và sống sót.
Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận, tổng kết đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản "Trái tim Đan-kô” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức, Viết lên bảng. | II. Đọc – hiểu văn bản 1. Người kể chuyện - Văn bản Trái tim Đan-kô có 2 người kể chuyện. + Lời kể của bà I-déc-ghin: Người phụ nữ lớn tuổi, cũng là người trực tiếp kể lại truyền thuyết về nhân vật Đan-kô với hiểu biết và cảm nhận riêng. + Nhân vật "tôi": Người lắng nghe câu chuyện của Đan-kô, dẫn dắt và kể lại câu chuyện theo điểm nhìn của bà lão I-déc-ghin cùng với nhận xét riêng của mình về bà lão và câu chuyện. - Ý nghĩa: + Sự xuất hiện của 2 người kể chuyện tạo nên kết cấu truyện lồng truyện độc đáo, đặc sắc. + Cho phép người kể chuyện xây dựng không gian, thời gian rộng lớn và khả năng bao quát rộng. + Việc dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bà lão I-déc-ghin sang nhân vật “tôi” khiến câu chuyện có cái nhìn đa thanh, đa giọng điệu và đa chiều.
2. Thời gian, không gian truyện - Bối cảnh không gian của câu chuyện: + Mặt biển với “đám mây đen nặng nề, có đường viền gân guốc nhô lên, giống như một chỏm núi”, “biển động ầm ầm” + Thảo nguyên: + “xa xa lúc này đã trở nên đen ngòm và đáng sợ”. + “Thở đều, cỏ sáng ngời vì những giọt mưa chói lọi như kim cương và sông lấp lánh ánh vàng. + Rừng rậm: có “đầm lầy và bóng tối”, “cành lá quấn quýt dày đặc đến nỗi không nhìn thấy bầu trời”, “những cây khổng lồ, cành to khỏe ôm chặt lấy nhau, rễ ngoằn nghoèo đâm sâu xuống đất bùn dính chắc của đầm lầy”, “những thân cây trơ trơ như đấ ban ngày đứng sừng sững im lìm,”… + Bầu trời: với “ánh sáng mặt trời, không khí trong lành được nước mưa gột sạch”. => Chủ yếu là những không gian bao la, rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ trong cái nhìn so sánh, đối chiếu với sự nhỏ bé của con người. - Thời gian: + Chiều tối khi thảo nguyên sắp mưa + Những đêm tối mịt mùng, dài dặc khi đoàn người sống trong lay lắt, sợ hãi ở rừng + Trời đã về chiều, và dưới ánh hoàng hôn khi đoàn người thoát khỏi rừng rậm. => Thời gian có sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng, từ những đêm tối mịt mùn, tăm tối sang ánh sáng tuyệt đẹp của buổi chiều hoàng hôn. => Không gian, thời gian có sự đan xen giữa thực tại – điểm nhìn của người kể chuyện và kì ảo – điểm nhìn của các nhân vật trong câu chuyện được kể 3. Nhân vật a. Đoàn người - Tình cảnh của đoàn người: bị xua đuổi vào tít rừng sâu, trước mắt có hai lựa chọn: hoặc vượt qua đầm lầy hôi thối để đến vùng thảo nguyên tự do hoặc quay lại đất cũ, nộp mình cho kẻ thù, chấp nhận thân phận nô lệ. => Tình thế khó khăn, nan giải, đòi hỏi phải có sự lựa chọn dứt khoát, rõ ràng. - Diễn biến tâm trạng và hành động
=> Đoàn người rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa sợ hãi trước cái chết, vừa hoang mang trước kẻ thù. Khi bị dồn đến bước đường cùng, con người ta không còn nghĩ đến tự do nữa. Họ chỉ nghĩ đơn giản làm thế nào được sống. => Tâm trạng của đoàn người trong khu rừng thẳm cũng là tâm trạng của con người trong cuộc đời khi bị dồn vào bước đường cùng họ phải tự đấu tranh với chính họ và tìm ra lối thoát, dù đó là lối thoát tăm tối với cuộc đời. b. Nhân vật Đan-kô - Đan-kô không chỉ là một anh chàng trẻ và đẹp trai mà anh còn là một thanh niên mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh đã cố gắng hết sức tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng mặc kệ những lời kết tội cùng những lời nói khó nghe của mọi người. => Dù bị mọi người mình trách móc tệ bạc khi dẫn đường sai nhưng Đan-kô vẫn có những suy nghĩ đẹp và cao thương. Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết, họ mắng chửi và tức giận chỉ vì đang lo lắng cho sự sống của chính mình mà thôi. - Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô: + Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. + “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”. + Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”. + Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết. → Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sông họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm. => Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo với bút pháp tương phản giữa đoàn người và Đan-kô ta thấy rõ được bản chất của con người và người anh hùng. Trong tình cảnh khốn cùng, con người thường trách móc, sợ hãi, đổ lỗi và không dám đối diện, còn Đan-kô lại vị tha, dũng cảm, cao thượng. Anh chính là đại diện cho tình thương. II. Tổng kết 1. Nội dung - Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. - Bài học: Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương. 2. Nghệ thuật - Ngôi kể thay đổi linh hoạt: Từ ngôi kể thứ ba chuyển sang ngôi kể thứ nhất - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn - Sử dụng ngôn ngữ giàu hợi hình, gợi cảm - Sử dụng các yếu tố hư cấu tưởng tượng để tăng giá trị biểu đạt cho câu chuyện |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác