Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Đọc 3: Tầng hai

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tầng hai. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TẦNG HAI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nắm được vị trí và vai trò của nhà văn Phong Điệp trong văn học Việt Nam

- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp chủ nghĩa lãng mạn, gắn được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích với các yếu tố nghệ thuật (người kể chuyện, nhân vật, điểm nhìn, hội thoại,…)

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.

- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.

- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết chung về tác giả Phong Điệp và các kiến thức thu thập được để hiểu đoạn trích “Tầng Hai”

- Phân tích và đánh giá được vị trí của đoạn trích “Tầng hai” trong tác phẩm “Kẻ dự phần” và sự nghiệp sáng tác của Phong Điệp.

  1. Phẩm chất:

- Suy nghĩ về hiện thực cuộc sống hối hả của các bạn trẻ hiện tại và trân trọng, yêu thương gia đình của mình.

- Có những suy nghĩ, quan niệm đúng đắn về hạnh phúc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về văn bản “Tầng Hai”
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về tác giả và tác phẩm.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một video ngắn:

https://www.youtube.com/watch?v=QrxKXJ8c4B4&t=12s (Người trẻ mắc chứng “Overthiking”) rồi trình bày nội dung khái quát và cảm xúc của bản thân.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra gợi ý, nhận xét và chốt kiến thức

- GV dẫn dắt vào bài mới: Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng có nhiều lí do để sống thu mình và khép kín. Cũng từ ấy nhiều vấn đề xã hội xuất hiện và trở thành nỗi lo, thậm chí là nỗi ám ảnh của con người, đặc biệt là người trẻ. Một trong số những vấn đề xã hội đang trở nên đáng quan tâm chính là ước mơ, khát vọng của tuổi trẻ - những con người đang sống trong cô đơn trong thành phố quá rộng khi chính họ cũng chưa tìm được lẽ sống của đời mình. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một truyện ngắn của nhà văn Phong Điệp – tác phẩm “Tầng hai” để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: HS nắm được những nét khái quát và quan trọng về đoạn trích “Tầng hai”
  2. Nội dung: HS hoạt động theo cặp, dựa vào việc chuẩn bị bài ở nhà, phần chuẩn bị đọc trong SGK, trả lời các câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến đoạn trích “Tầng hai”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-      GV đưa câu hỏi để HS thảo luận: Trình bày những nét chung và hiểu biết của em về tác giả Phong Điệp và đoạn trích “Tầng hai”.( Vị trí cũng như bố cục đoạn trích)

(Nhà văn Phong Điệp)

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV cung cấp mở rộng: Phong Điệp kể: "Truyện ngắn này được viết khoảng những năm 2000, trong những ngày tôi ở trọ tại nhà bác Thác, ngôi nhà nằm trong con ngõ nhỏ cuối phố Nguyễn Đình Chiểu. Người phụ nữ ấy mang lại sự ấm áp và tin cậy, nhất là trong những thời điểm tôi vừa trải qua những khủng hoảng lớn về mặt tinh thần".

"Ngày nghỉ, tôi thường nằm bẹp trong căn phòng nhỏ ở tầng 1, rộng hơn 10m2, không cửa sổ, vì ngay sát đó là công viên Thống Nhất. Phía trên tầng 2 là bác Thác và vợ chồng cậu con trai".

"Bác Thác vốn là thanh niên xung phong. Là một người phụ nữ lớn tuổi mộc mạc, giàu tình thương, bác luôn lo lắng, quan tâm tới cuộc sống của tôi khi về ở trọ". "Ngày chuyển nhà, cả sáng bác Thác đi lang thang ra phố để tránh gặp tôi. Lúc gặp ở ngõ, người phụ nữ ấy rưng rưng nói: "Bác không muốn chia tay con. Bác sợ bác khóc". Rồi, nước mắt đã ứa ra trên đôi gò má nhăn nheo…". Và, những giọt nước mắt ân tình của người chủ trọ năm ấy đã khiến Phong Điệp day dứt trong suốt quãng thời gian về sau. Để rồi, cũng chính những giọt nước mắt ấy đã thôi thúc chị viết Tầng hai.

 

GV gợi ý tóm tắt truyện:

- Truyện ngắn kể về cuộc sống của Phan, một cô gái trẻ mới chuyển đến trọ ở tầng một của một căn nhà và theo dõi cuộc sống của một gia đình sống ở tầng hai. Ban ngày, Phan đi làm và chỉ về nhà khi chương trình cuối ngày đang phát. Suy nghĩ của cô chỉ xoay quanh công việc, và để tránh không suy nghĩ đến công việc nữa, cô bắt đầu có thói quen quan sát cuộc sống sinh hoạt của những thành viên trong gia đình ở tầng hai. Phan nhìn thấy sự quan tâm và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình trên tầng hai, như khi người mẹ khuyên bảo con dâu hay khi con dâu ngủ cùng người mẹ. Các hình ảnh và lời nói đơn giản của gia đình trên tầng hai đã đánh thức nỗi nhớ nhà của Phan. Cô nhận ra rằng cuộc sống hạnh phúc không phải luôn là những điều lớn lao, mà chỉ là những điều đơn giản, nhỏ bé như tiếng xào nấu, tiếng tivi bật to để đánh thức anh chồng dậy, hay tính toán mua đồ vật gì cho người thân. Cô đã hiểu được rằng khi cuộc sống đầy đủ màu sắc và niềm vui, ta sẽ muốn chăm chút cho cuộc sống xung quanh mình, còn khi cuộc sống quá tẻ nhạt thì ta chỉ quanh quẩn một chỗ như Phan. Vào một ngày, người vợ trong gia đình trên tầng hai được chở đến bệnh viện vì chuyển dạ. Tuy mệt mỏi nhưng gương mặt vẫn ánh lên sự vui mừng của người vợ và người bố vui mừng đón con. Bức tranh về một gia đình hạnh phúc đã thôi thúc Phan lên tầng hai để nhìn ngắm cuộc sống của gia đình này. Cô nhận ra rằng cuộc sống đơn giản, nhỏ bé nhưng vẫn rất hạnh phúc, và đó là điều cô đã tìm kiếm trong cuộc sống của mình.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Phong Điệp sinh ngày 6/6/1976.

a. Cuộc đời

- Sinh ra tại huyện Giao Thủy, Nam Định.

- Vừa là nhà báo, vừa nghiên cứu văn học, vừa là nhà văn

=> Có cái nhìn đa chiều về cuộc sống, con người

b. Sự nghiệp

- Chị đã để lại dấu ấn đậm nét trong cộng đồng văn học với những tác phẩm sâu sắc, tâm hồn lương thiện và giàu lòng nhân ái.

- Tập trung vào việc phân tích con người và xã hội, tạo ra những hình ảnh sống động về cuộc sống và con người.

- Chị cũng đặt nặng tình cảm, tâm hồn con người và những giá trị nhân văn trong các tác phẩm của mình với tâm niệm: "Viết để sống, để yêu và để trân trọng cuộc đời này"

- Tác phẩm tiêu biểu: “Khi ta hai mươi” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1996); “Ma mèo” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 1997); “Người  phía bên kia đường” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Trẻ 2000); “Phòng trọ” (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Thanh niên 2001),…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm

Xuất xứ: in trong tập truyện ngắn “Kẻ dự phần” (2008)

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Được viết khoảng những năm 2000.

+ Dựa trên trải nghiệm của chính tác giả Phong Điệp – câu chuyện khi tác giả còn trẻ, đi ở trọ trong gia đình một người phụ nữ nhân hậu

- Bố cục: 5 phần

+ Phần 1: Từ đầu… “giấc ngủ đã kéo đến lúc nào không hay”

=> Cuộc sống của Phan và những quan sát đầu tiên về cuộc sống của gia đình hàng xóm

+ Phần 2: Tiếp… “do sự nghèo mang lại”

=> Niềm vui nhỏ và nỗi lo lắng của Phan về cuộc sống

+ Phần 3: Tiếp… “phải mở mày mở mặt tại đây”

=> Câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ và mong muốn của Phan.

+ Phần 4: Tiếp… “giản dị hơn những gì cô tâm niệm”

=> Chị vợ hàng xóm chuyển dạ và phát hiện về hạnh phúc của Phan

+ Phần 5: Còn lại

=> Suy nghĩ về người thân và tâm trạng của Phan

- Tóm tắt tác phẩm: HS tự tóm tắt.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Tìm hiểu và nắm được nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn “Tầng Hai”.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến truyện ngắn “Tầng hai”.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện ngắn “Tầng hai”.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đề tài, nhan đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Dựa vào hiểu biết và sự chuẩn bị ở nhà, xác định đề tài và ý nghĩa nhan đề của đoạn trích.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cốt truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Đoạn trích “Tầng hai” là đoạn trích có cốt truyện đặc biệt. Xác định cốt truyện và nêu ý nghĩa của cốt truyện ấy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu không gian và thời gian của truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của các chi tiết miêu tả không gian, thời gian của đoạn trích.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nhân vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Phan hiện lên trong đoạn trích là người như thế nào? (Phân tích hành động, suy nghĩ => phẩm chất của nhân vật)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Đề tài và nhan đề

- Đề tài: Viết về một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp

- Nhan đề “Tầng Hai”:

+ Là nhan đề do người biên soạn đặt dựa trên nội dung cốt lõi của đoạn trích.

+ “Tầng hai”: Diễn tả vị trí và không gian diễn ra những sự kiện của truyện – câu chuyện gia đình bà hàng xóm và vợ chồng cậu con trai.

=> Gợi ra chủ đề của truyện và sự tò mò với người đọc.

 

2. Cốt truyện

- Cốt truyện: nhân vật Phan đang thuê trọ trong một căn nhà có một người mẹ và vợ chồng người con. Hàng ngày cô đều lắng nghe và hình dung về cuộc sống của ba người ở trên tầng hai. Đối với Phan buổi tối trước khi đi ngủ là lắng nghe những âm thanh ở tầng trên, rồi nghe những âm thanh của tiếng nước chảy rồi chìm vào giấc ngủ. Những ý nghĩ rằng mình phải bám trụ ở đây, không được từ bỏ và cô nghĩ như thế mới là hạnh phúc.

- Ý nghĩa của tình cốt truyện:

+ Xây dựng nên cốt truyện truyện độc đáo, nhẹ nhàng lồng ghép miêu tả về cuộc sống đối lập giữa cuộc sống của Phan và cuộc sống của gia đình trên tầng hai.

+ Thúc đẩy câu chuyện phát triển: Người mẹ hiện lên là một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình. Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình. Còn người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau..

+ Sự thay đổi trong suy nghĩ của Phan: nhận ra rằng, hình như mình đang đi tìm kiếm hạnh phúc ở đâu xa, mà quên mất rằng hạnh phúc của mình ở trong chính gia đình mà mình vẫn thường không quan tâm đến.

3. Không gian và thời gian

a. Thời gian

- Buổi tối: Chủ yếu vào chiều tối, đêm khuya

- Buổi sáng: ngày nghỉ

=> Thời gian của truyện được ghi lại theo quan sát của nhân vật Phan – một cô nhân viên kho cho một nhà máy ở thành phố lớn.

=> Thời gian cho thấy sự bận rộn và vòng xoáy công việc của Phan, cũng như của những người trẻ đang hàng ngày bon chen chốn thành thị.

b. Không gian

- Căn trọ Phan: một căn phòng 14 mét vuông có cửa riêng, cách biệt, cùng một nhà bếp chừng tám mét vuông  kề với cầu thang ở tầng một.

- Phan đi suốt ngày và chỉ trở về cái hộp chật hẹp của mình sau khi đã vô tuyến đã chuyển sang chương trình bản tin thời sự cuối ngày, se sẽ tắt máy rồi mới dắt xe vào nhà, xòe tay đỡ cho dòng nước khỏi tạo những âm thanh quá chói gắt.

=> Căn trọ chật hẹp là chốn bình yên của Phan giữa thành phố xô bồ này.

=> Đồng thời nó cũng là nơi giam cầm tuổi trẻ, thanh xuân của cô gái nhỏ - vừa ra trường vẫn còn mơ mộng với cuộc sống.

4. Nhân vật

Nhân vật

Đặc điểm

Nhận xét

Phan

- Một cô gái từ quê lên thành phố làm việc với ước mơ làm giàu.

- Cuộc cuộc sống bận rộn chỉ xoay quanh công việc: sáng đi sớm, tối về muộn.

-Cuộc sống thường thấy của một cô gái trẻ tuổi chốn thành thị.

- Cuộc sống mệt mỏi nhưng đầy khao khát.

- Rất chân thực nhưng cũng rất cô đơn.

Bà mẹ

- Ngoài sáu mươi tuổi, chồng vừa mất, sống cùng vợ chồng anh con trai.

- Vốn là cựu thanh niên xung phong, bị bệnh thấp khớp.

- Một người rất hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình.

Hiện thân cho những người phụ nữ xưa: tảo tần, vun vén cho gia đình, hết lòng yêu thương con.

Anh con trai

- Làm ở xưởng in.

- Trẻ tuổi, mới lấy vợ, đang chuẩn bị đón đứa con đầu lòng.

- Ham chơi, thường bỏ bê vợ nhưng cũng yêu thương, chiều chuộng cô vợ nhỏ

Điển hình cho những người đàn ông trẻ tuổi chốn thị thành vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân. Dù có áp lực song vẫn rất hồn nhiên.

Chị con dâu

- Công nhân của một xí nghiệp đóng giày.

- Đang mang thai và chuẩn bị đón đứa con đầu lòng

- Như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất quan tâm mẹ của mình.

- Công việc đơn giản, lương thiện.

- Chị yêu thương chồng, mẹ chồng và chăm lo cho gia đình nhỏ.

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Đọc 3: Tầng hai

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tầng hai, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay