Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG
- HS nhận biết được một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng.
- Vận dụng các kiến thức, hiểu biết về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường để thực hành làm các bài tập liên quan.
- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.
- Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công nhiệm vụ hợp lí.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề, biết cách đề xuất và phân tích một số giải pháp để giải quyết vấn đề.
- Vận dụng được những hiểu biết về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường để giải quyết những vấn đề giao tiếp trong đời sống xã hội.
- Phân tích và đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của việc phân biệt, sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong đời sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức cuộc thi “TÌM KIẾM HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ QUY TẮC NGÔN NGỮ”
Luật chơi: Trong vòng 5 phút, các đội lần lượt liệt kê những câu thơ có chứa hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ. Nhóm nào liệt kê được nhiều nhất sẽ dành chiến thắng.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát, tư vấn hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi HS đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc, cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung hoặc phản biện.
- GV lắng nghe, hỗ trợ, tư vấn điều chỉnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS theo mục Dự kiến sản phẩm.
- GV dẫn dắt: Trong cuộc sống, đôi lúc ta không tuân thủ những nguyên tắc ngôn ngữ nhằm thực hiện một dụng ý nào đó khi tiến hành các cuộc giao tiếp. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ như vậy ta gọi đó là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt. Vậy tác dụng của nó là gì và có những trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tiếng Việt thông dụng nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Học sinh nắm vững biểu hiện của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường (thông qua các ví dụ cụ thể); phân biệt được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường vì mục đích sáng tạo với việc vi phạm quy tắc do thiếu hiểu biết hoặc bất cần trong sử dụng ngôn ngữ.
- Học sinh hiểu được việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường không chỉ diễn ra ở văn bản thơ – một loại văn bẩn có cách tổ chức đặc biệt – mà cả ở văn xuôi, vốn rất gần với ngôn ngữ đời sống. Qua việc giải quyết các bài tập, học sinh hiểu được trong ngôn ngữ văn xuôi, việc phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách có chủ ý luôn hướng tới mục đích nghệ thuật nhất định.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS vận dụng hiểu biết cá nhân và sự chuẩn bị ở nhà, làm việc theo nhóm (bàn học tập). Từ đó cho biết: cách nhận biết những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm theo yêu cầu của GV. GV quan sát, tư vấn hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV lắng nghe, hỗ trợ, tư vấn điều chỉnh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV sử dụng lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn: Một số trường hợp phá vỡ quy tắc thông thường
| I. Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường a. Cách nhận biết Ngôn ngữ có tính chuẩn mực do vậy để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường phải nắm được quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau. b. Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường: (Xem lại phần nội dung “Kiến thức ngữ văn”) |
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1/SGK/23
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm
(Nguyễn Du)
(Xuân Diệu)
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Hồ Xuân Hương)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường để hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án.
- Gợi ý trả lời:
- Sự kết hợp từ ngữ: “Ăn ở” và “ngay thật” -> “Ăn ngay ở thật”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trường hợp tác rời các tiếng trong từ
=> Nhấn mạnh sự thật hễ ăn ở ngay thẳng thật thà, thì dù mắc bệnh tật gì rồi cũng qua khỏi, lành mạnh. Nghĩa bóng tật có nghĩa là tội vạ, là những việc không hay. Cả câu nghĩa là hễ ăn ở ngay thẳng thật thà thì dù có mắc phải tội vạ gì oan uổng, sau cũng vô sự.
Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm
(Nguyễn Du)
- Sự kết hợp giữa các từ “đắp nhớ” – “đổi sầu”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách kết hợp từ bất bình thường.
=> Không ai nói “đắp” (tức bồi đắp, đắp nên, dựng nên) nỗi nhớ, cũng chẳng “đổi” (trao đổi, đổi chác) được nỗi sầu, nỗi phiền muộn. Cách nói của Nguyễn Du giúp nhân Kiều giãi bày được nỗi lòng: nỗi nhớ cứ lớn dần, đầy dần theo năm tháng còn nỗi buồn thì chẳng thể vơi cạn. Xa cách nửa đời người, mái tóc đã điểm hoa râm nhưng tình cảm Kiều dành cho Kim chẳng hề phai nhạt.
(Xuân Diệu)
- Từ “trăng” thứ hai vốn là danh từ nhưng được sử dụng như một tính từ
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ bằng cách chuyển từ loại: từ danh từ sang tính từ.
=> Việc phá vỡ quy tắc ấy khiến trăng mang những đặc tính riêng chỉ mình trăng mới có – đó là tình, là duyên, là biểu tượng của những điều vừa thanh cao, vừa đẹp đẽ, vừa nồng nàn, vừa dịu dàng, mơn trớn, yêu thương.
- Sự kết hợp của động từ “cười” với tính từ “già”
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ kết hợp từ bất bình thường
=> Từ “già” là tính từ để chỉ những người đã lớn tuổi, sống lâu; cũng để chỉ trạng thái của các loài thực vật khi đã chín quá kì. Nhưng “cười già” lại chỉ tràng cười liên tục, không dứt, không ngừng được – những nụ cười khoái chí, thích thú đầy thỏa mãn. Tác giả xây dựng đối lập giữa nỗi buồn khổ của anh kép từ bền với sự khoái trá của khán giả để thấy nỗi bất hạnh của anh. Dù nhận được tin bố đã mất, đau khổ nhưng anh vẫn phải làm trò cười cho mọi người vì miếng cơm manh áo.
Đừng xanh như lá bạc như vôi
- Sử dụng thành ngữ "xanh như lá, bạc như vôi" kết hợp từ “Đừng” đầu câu thơ
=> Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ tỉnh lược thành phần chủ ngữ của câu
=> Câu thơ “Đừng xanh như lá bạc như vôi” khuyết thành phần chủ ngữ như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở người đàn ông trong xã hội ấy: nếu có duyên thì cùng nhau bước tiếp tạo nên cái kết đẹp “thắm lại”, nếu không thì cũng đừng phũ phàng, bội bạc như lá, như vôi. Câu thơ là lời khuyên nhủ, cảnh tỉnh xa xôi, kể cũng thật tình tứ và giàu lòng trắc ẩn.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2/SGK/23
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:
Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:
- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?
Sư cụ đáp:
- Tao ăn đậu phụ.
Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:
- Cái gì ngoài cổng thể?
Chú tiểu đáp:
- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!
(Truyện cười dân gian)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường để hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án.
- Gợi ý trả lời:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác