Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT  : NÓI VÀ NGHE  GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS biết cách lựa chọn một tác phẩm truyện xứng đáng để được bình luận

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm truyện

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.

  1. Phẩm chất:

- Biết thể hiện ý kiến về vấn đề một tác phẩm truyện

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS hướng vào bài
  4. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về
    d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm truyện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhấn mạnh những lưu ý khi giới thiệu một tác phẩm truyện.

- GV dẫn dắt vào bài: Xê-đrin đã từng nói: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không chấp nhận cái chết”. Điều ấy cũng đồng nghĩa với việc, vạn vật có đổi thay nhưng sức sống của các tác phẩm văn học thực sự không gì có thể suy chuyển được. Làm thế nào để ta có thể mang những tác phẩm tuyệt vời đến với độc giả? Đó là những lời giới thiệu ban đầu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng giới thiệu về một tác phẩm truyện.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Định hướng

  1. a. Mục tiêu:

- HS nắm được cách xây dựng thông tin cơ bản về một tác phẩm truyện để trình bày: tác giả, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật.

- HS biết tôn trọng những ý kiến, quan điểm cá nhân khi giới thiệu một tác phẩm truyện.

- Biết trình bày ý kiến một cách hợp lý, thuyết phục.

  1. b. Nội dung:

- HS làm việc cá nhân

- GV hướng dẫn HS thực hiện và trình bày

  1. Sản phẩm:

Kết quả làm việc của HS

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng đạo lí.

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

- GV hướng dẫn:

+ Định hướng

·    Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí về một hoạt động trong đó, người nói nêu lên nhận xét khen, chê và lí do tán thành hay phản đối về tư tưởng, đạo lí đó. Bài viết cần có 3 phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc.

·    Từ phần viết người nói chuyển thành bài nói, sử dụng lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện phù hợp để trình bày nội dung trước người nghe.

- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, Ghi lên bảng.

1. Những điều cần chú ý:

+ Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung trình bày

+ Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ.

+ Có thái độ thân thiện tôn trọng người nghe

 

 

 

Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe

  1. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm truyện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật Đan-kô trong văn bản "Trái tim Đan-kô" của Go-rơ-ki.

- Chuẩn bị:

+ Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết

+ Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình nếu có.

- GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập bài nói.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

2. Tìm ý và lập dàn ý

- Xem lại dàn ý đã làm ở phần Viết cân nhắc yêu cầu của bài nói để bổ sung sắp xếp lại cho mạch lạc phù hợp nội dung cần trình bày, bố cục bài nói tương tự bố cục bài viết gồm ba phần:

+ Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày

+ Nội dung chính: lần lượt nêu các nội dung như dàn ý đã chuẩn bị. Cũng có thể trình bày theo trật tự khác nhưng cần nêu được các nội dung chính mà bài tập đã yêu cầu.

+ Kết thúc: Tóm lược nội dung đã trình bày và trả lời các câu hỏi của người nghe

 

Hoạt động 3: Trao đổi về bài nói

  1. Mục tiêu: Nắm được hoạt động nói và nghe cần đảm bảo
  2. Nội dung: HS sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nói và nghe cần đảm bảo
  3. Sản phẩm học tập: HS đảm bảo hoạt động nói và nghe cần đảm bảo
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phát cho HS phiếu đánh giá và yêu cầu HS đọc kĩ, trao đổi và đánh dấu vào các cột phù hợp.

- Sau khi hoàn thành, GV thu lại những phiếu làm cơ sở đánh giá hoạt động nói và nghe cho HS.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện nhận xét bài nói và đánh giá theo các tiêu chí như trong bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nhận xét và thảo luận về những ý kiến đóng góp

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

3. Trao đổi bài nói

Đính kèm phía dưới Hoạt động 3 phiếu đánh giá bài nói theo tiêu chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người nói

Người nghe

-  Nội dung trình bày:

+ Trình bày vấn đề rõ ràng, cụ thể theo dàn ý đã chuẩn bị:

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày logic lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật vấn đề.

+ Đảm bảo sự phù hợ giữa nội dung với hình thức trình bày.

-  Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng

+ Sử dụng công cụ, thiết bị hỗ trợ phù hợp

+ Có sự sáng tạo và có điểm nhấn cho nội dung trình bày

-  Tác phong, thái độ trình bày

+ Phing thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động phù hợp.

+ Diễn đạt hấp dẫn và nêu được vấn đề để trao đổi, thảo luận.

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng: bảo đảm yêu cầu về thời gian.

+ Có thái độ thân thiện, tôn trong: trả lời các câu hỏi người nghe đặt ra một cách ngắn gọn thỏa đáng.

-  Tập trung lắng nghe, hiểu được những nội dung chính và quan điểm của người nói.

-  Ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại và những nhận xét đánh giá về nội dung, cách thức, tình cảm, thái độ của người trình bày.

-  Nêu các vấn đề cần hỏi, các ý kiến trao đổi về nọi dung bài nói một cách ngắn gọn, rõ ràng… có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày

-  Chú ý lắng nghe, sử dụng các yếu tố cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu:

- Giúp HS biết cách  vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề đặt ra.

- HS nhận biết và ghi nhớ những vấn đề về kiến thức ngữ văn liên quan đến chủ đề "Nắng đẹp miền quê ngoại".

  1. b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
  2. Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS
Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 5 Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay