Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT: ĐÂY MÙA THU TỚI
- Nhận biết được cách tổ chức cấu tứ, những yếu tố tượng trưng, việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu thơ.
- Hiểu được tác dụng của các yếu tố tượng trưng trong bài thơ trong việc bộc lộc cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Xuân Diệu và bài thơ “Đây mùa thu tới”
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ “Đây mùa thu tới”
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những chuyển biến tinh tế của thiên nhiên đất trời.
- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Cách 1: Theo dõi video về mùa thu Hà Nội/ bài hát về mùa thu Hà Nội và chia sẻ cảm nhận của bản thân về nội dung đã được xem.
https://www.youtube.com/watch?v=o2ZoyZUyt30 (Video: Vẻ đẹp tiết trời mùa Thu Hà Nội trên những con đường)
https://www.youtube.com/watch?v=bHo5gVHEV68 (Bài hát: Có phải em mùa thu Hà Nội – ca sĩ Hồng Nhung)
+ Cách 2: Kể tên một vài bài thơ viết về đề tài mùa thu em đã được học/được đọc? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ những bài thơ đó gợi ra cho em?
Bài thơ: “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư
“Sang thu” – Hữu Thỉnh
“Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến
“Hoa cỏ may” – Xuân Quỳnh
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài: Mùa thu - mùa của những lá rụng vàng, của cảm xúc dịu dàng và nhẹ nhàng, luôn làm say đắm lòng người. Thu đẹp đến nao lòng. Có lẽ vì thế mà mùa thu luôn là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ. Bài học hôm nay ta sẽ cùng đắm mình trong không khí của thu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” của nhà thơ Xuân Diệu.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Xuân Diệu bài thơ “Đây mùa thu tới”
(Nhà thơ Xuân Diệu) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SGK, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. GV cung cấp thêm: Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ huyện Tuy Phước (Bình Định). Cha của ông là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp, Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi. Năm 1927, ông đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937 ông ra Huế học một năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông làm viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Xuân Diệu là thành viên thứ bảy của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới với hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Những bài thơ của ông nhận được sự đón nhận rất nồng nhiệt của công chúng, mọi người tôn xưng ông là “ông hoàng thơ tình”. Bên cạnh việc sáng tác thơ ca, ông còn tham gia viết báo, phê bình văn học, dịch sách,… Là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.
| I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Xuân Diệu (1916 – 1985) a. Cuộc đời - Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, ngoài bút danh Xuân Diệu ông còn có bút danh khác là Trảo Nha, quê của ông huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ huyện Tuy Phước (Bình Định). Cha của ông là Ngô Xuân Thọ và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp, Xuân Diệu sống ở Tuy Phước đến năm 11 tuổi. - Năm 1927, ông đến Quy Nhơn học. Sau đó từ năm 1936 – 1937 ông ra Huế học một năm sau đó tốt nghiệp tú tài. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn (1938 – 1940). Đến cuối năm 1940, ông làm viên chức ở Mỹ Tho (Tiền Giang). b. Con người - Lãng mạn và tình cảm: Những bài thơ của Xuân Diệu thường chứa đựng những tình cảm sâu sắc và lãng mạn. Ông thường mô tả những cảm xúc yêu đương, lòng trung thành và tình yêu không thể nào quên. - Sâu sắc và tinh tế: Những từ ngữ và biểu đạt trong thơ của Xuân Diệu thường mang tính tinh tế và sâu sắc. Ông thường sử dụng những hình ảnh và tả cảm giác một cách tinh tế để diễn đạt những suy tư và cảm xúc. - Tính nhân văn: Xuân Diệu thể hiện lòng nhân văn và tình cảm đối với con người qua những bài thơ của mình. Ông thường chú trọng đến sự tương tác giữa con người với nhau và sự đồng cảm đối với những khía cạnh khác nhau của cuộc sống. - Phản ánh xã hội: Xuân Diệu cũng thường đưa vào thơ những hình ảnh, tượng trưng phản ánh xã hội và cuộc sống thường ngày, làm cho các tác phẩm của ông trở nên sống động và chân thực. =>Tóm lại, con người của nhà thơ Xuân Diệu thể hiện qua những tác phẩm thơ lãng mạn, tinh tế, nhân văn và phản ánh đời sống xã hội, tạo nên một tầng lớp nghệ thuật đa dạng và giàu cảm xúc. c. Sự nghiệp - Tác phẩm chính: + Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng,… + Văn xuôi: Ký sự thăm nước Hung, Triều lên, Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm,… + Tiểu luận phê bình: Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ, Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim,… + Dịch thơ: Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu, Những nhà thơ Bungari,... - Phong cách sáng tác: + Xuân Diệu là một trong những cây bút lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ của ông mang nhiều màu sắc khác nhau và đều để lại rất nhiều dấu ấn trong tim bạn đọc. Ông chính là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân nơi tràn đầy sự tươi mới và yêu đời mãnh liệt. + Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, chất thơ của Xuân Diệu luôn tạo ra sự khác biệt, cách dùng ngôn từ sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Ai đã một lần đọc qua thơ của Xuân Diệu chắc hẳn rằng sẽ khó lòng mà quên được bởi sức sống mãnh liệt trong những câu thơ ấy mang đến một niềm khao khát hòa mình với thiên nhiên với cuộc sống. + Sau cách mạng tháng 8, Xuân Diệu có hướng đi mới trong phong cách viết thơ của mình đó là ông hướng vào đời sống thực tế, nó mang đậm tính thời sự. Ý thức được trách nhiệm của một công dân Xuân Diệu miệt mài sáng tác những bài thơ chào cách mạng bằng vần thơ yêu đời. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: “Đây mùa thu tới” được in trong tập thơ “Thơ” xuất bản năm 1938, là một trong những bài thơ mang đậm hồn thơ và phong cách sáng tác của Xuân Diệu. - Hoàn cảnh sáng tác: “Đây mùa thu tới” được bắt nguồn từ cảm hứng rất Xuân Diệu, đó là cảm quan về thời gian. Bài thơ được sáng tác khi Xuân Diệu nhìn hàng liễu bên hồ gần nhà, ông đã từng thốt lên điều này khi nhìn hàng liễu rủ bên hồ mềm mại như mái tóc dài của người thiếu nữ, đồng thời, nó như những giọt nước mắt chảy dài mang vẻ đẹp mơ màng, buồn man mác nhưng cũng không kém phần lãng mạn. - Bố cục: Bố cục bài thơ "Đây mùa thu tới" được chia thành 4 phần, mỗi khổ một phần: + Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới. + Phần 2: Khổ thơ thứ hai: Khu vườn mùa thu. + Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu. + Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhan đề, đề tài Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ “Đây mùa thu tới” + Nêu ý nghĩa nhan đề “Đây mùa thu tới” + Bài thơ “Đây mùa thu tới” đề tài là gì? Sự khác biệt của Xuân Diệu khi khai tác đề tài này qua bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bức tranh mùa thu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Bức tranh thiên nhiên mùa thu được khắc họa như thế nào? + Thời gian và không gian hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Ý nghĩa của chúng? + Hình ảnh của nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên với tâm trạng thế nào? Qua đó chỉ ra mạch cảm xúc của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
| II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nhan đề, đề tài a. Nhan đề “Đây mùa thu tới” Nhan đề không chỉ gợi lên bức tranh mùa thu rộng lớn với cả màu sắc, hình ảnh, những chuyển động tinh tế mà còn tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của con người trước những biến chuyển của thiên nhiên, trời đất lúc sang thu. Đằng sau bức tranh ấy, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất. b. Đề tài - Mùa thu trong thơ ca: Mùa thu là người bạn muôn đời của thi ca. Cái rét buốt tê tái của mùa đông qua đi để nàng xuân đến với bao nhiêu niềm vui và sự sống, có lẽ gây ấn tượng mạnh hơn trong lòng người, nhưng lại không gợi thi từ nhiều như mùa thu, phải chăng vì thu dịu dàng, thu buồn hơn. - Mùa thu trong “Đây mùa thu tới” + Xuân Diệu lại mang đến bức tranh thu sinh động, ấn tượng đồng thời tác giả bày tỏ cảm xúc u sầu, trầm tư khi mùa thu đến. + Bài thơ chính là khung cảnh đất trời với "hơi thở" man mác buồn cùng với đó là nỗi bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về 2. Bức tranh mùa thu a. Hình ảnh mùa thu - Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những chi tiết như: + Rặng liễu đìu hiu. + Mùa thu tới. + Lá vàng. → Câu thơ mở đầu đã mang lại cho bài thơ cảm giác buồn, đìu hiu. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối khổ một đã cho thấy một màu sắc mới hơn, ấm áp hơn, đó là màu sắc của mùa thu, của lá vàng b. Thời gian, không gian mùa thu - Thời gian: qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác