Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Đọc 4: Tình ca ban mai

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tình ca ban mait. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TÌNH CA BAN MAI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được cách tổ chức cấu tứ, những yếu tố tượng trưng, việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp tu từ, cách tổ chức câu thơ.

- Hiểu được tác dụng của các yếu tố tượng trưng trong bài thơ trong việc bộc lộc cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài thơ “Tình ca ban mai”

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – tình yêu đôi lứa, một thứ tình cảm thiêng liêng, bất diệt của con người.

- Biết cách yêu mình, yêu người.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài thơ “Tình ca ban mai”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở liên quan tới bài học dẫn dắt HS vào bài mới.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS cảm xúc ban đầu.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS đọc một vài bài thơ viết về tình yêu của Chế Lan Viên (đã được chuẩn bị trước ở nhà) và nêu ấn tượng về những bài thơ ấy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi ý tên một vài bài thơ đề tài tình yêu của Chế Lan Viên:

+ Bài thơ “Nhớ”

+ “Những sợi tơ lòng”

+ “Hoàng hôn”

+ “Khúc ca chiều”

+ “Chùm nhỏ thơ yêu”

+ “Khoảng cách”

- GV dẫn dắt vào bài: Chế Lan Viên được biết được là một nhà thơ vô cùng nổi tiếng với hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng được nhiều người thuộc lòng như “hoàng hôn”, “chùm nhỏ thơ yêu”…. Tuy nhiên đến với Tình ca ban mai; Chế Lan Viên đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt trong lòng người đọc. Hãy cùng tìm hiểu về văn bản Tình ca ban mai qua bài học hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Chế Lan Viên và bài thơ “Tình ca ban mai

Nhà thơ Chế Lan Viên

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SGK tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV mở rộng: Chế Lan Viên là bút danh. Nhà thơ có tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, ra đời năm 1920 ở quê hương Cam Lộ (Quảng Trị) nhưng có tuổi thơ và lớn lên ở Bình Định. Ông sớm nổi tiếng từ năm 17 tuổi với tập thơ đầu tay có tên “Điêu tàn”, là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám. Thơ ông nhất quán cả sự nghiệp là tính chất suy tưởng, triết luận sâu sắc. Ông có 2 câu thơ cực kỳ nổi tiếng hầu như ai cũng biết mà không nhiều người rõ tác giả:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

(Trích “Tiếng hát con tàu”).

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989)

a. Cuộc đời

Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê quán: Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.

- Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

- Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.

- Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

b. Con người

- Ông là nhà thơ có tấm hồn trong sáng, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Quảng Trị, ông luôn tự lực đi học, đi kiếm sống bằng chính tài năng, năng lực của mình. Ngay từ khi ông 12 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ. Năm ông 17 tuổi ông đã lấy bút danh cho mình là Chế Lan Viên, ra mắt công chúng tập truyện đầu tay là truyện Điêu Tàn, với sáng tác này đã mang đến rất nhiều điều trong cuộc sống, ông nổi tiếng trong thi đàn thi ca Việt Nam.

- Ông luôn tự ý thức được trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của mình trong việc sáng tác các tập thơ, mỗi sáng tạo của ông là những đặc trưng sâu sắc trong tác phẩm

c. Sự nghiệp sáng tác

- Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967),  Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...

- Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong “Chế Lan Viên toàn tập”

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này ông viết để tặng người vợ thứ hai là nhà văn Vũ Thị Thường - tác giả truyện “Cái hom giỏ” nổi tiếng một thời.

- Bố cục bài thơ chia làm 3 phần:

+ Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em. 

+ Bốn khổ thơ sau:  Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.

+ Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích bài thơ “Tình ca ban mai” với những đặc trưng về cấu tứ, yếu tố tượng trưng,…
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ “Tình ca ban mai”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài thơ “Tình ca ban mai”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhan đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi: Nêu ý nghĩa nhan đề “Tình ca ban mai”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu tứ bài thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà lần lượt trả lời các câu hỏi 3,4,5 trong SGK/42

+ Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên. Phân tích ý nghĩa của cách biểu đạt này.

+ Sức mạnh của tình yêu đôi lứa (“tình ta”) được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 6, 7 và 8?

+ Khổ thơ cuối có khác biệt gì với các khổ thơ trước đó? Ý nghĩa của sự khác biệt này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

GV giảng: “Em đi” là cụ thể. “Chiều đi” là trừu tượng. Lấy cái trừu tượng để ví với cái cụ thể là ngược. Thường thì người ta phải nói ngược lại, tức là “chiều đi” như “em đi”. Buổi chiều đi, tức là sang đêm, mang theo bầy chim trong vườn bay hết. Vậy trong vườn còn lại gì? Một cái vườn không chim, chỉ còn là vườn cây trong đêm tối. Không còn âm thanh (tiếng chim), không có màu sắc (đêm tối không nhìn thấy gì dù trong vườn có cây, hoa - chỉ là một màu đen của đêm). Cuộc sống như vậy thì tẻ ngắt, u tối. Đó là vì “em đi”. Hai câu thơ đầu, nhất là cái âm trắc ở tiếng “hết” gợi âm điệu như một nguồn ánh sáng vụt tắt. Nhưng đến hai câu thơ sau thì ánh sáng lại bừng lên bởi “mai về” - tức là ban mai trở lại, cũng là bởi “em về” đã mang theo điều đó:

Em về tựa mai về

Rừng non xanh lộc biếc.

Nếu “em đi” khiến anh mất tất cả, khiến anh cảm thấy cuộc sống như vô nghĩa thì khi “em về”, anh lại như thu lượm được tất cả, mà đầy đặn, tràn trề hứa hẹn, bởi sự sống dồi dào. Đó là cả một “rừng non xanh lộc biếc”. Trẻ trung, căng tràn nhựa, mơn mởn, non tơ. Đó là sức trẻ, là tình yêu. Dẫu những người đang yêu nhau có thể đã qua tuổi trẻ - với nghĩa đen - thì họ vẫn cứ đầy sức trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu những yếu tố tượng trưng trong bài thơ

 

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhan đề “Tình ca ban mai”

- “Tình ca”: Bài hát, khúc hát của tình yêu, về tình yêu

+ “Ban mai”: buổi sớm khi những ánh nắng đầu tiên của một ngày vừa chiếu rọi xuống nhân gian

=> Gợi ra khúc tình ca trong sáng của tình yêu đôi lứa – khi con người đang say đắm với tình yêu, nồng nàn với cảm xúc.

=> Gói gọn chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu sáng trong nồng đượm như một buổi sáng sớm mai

2. Cấu tứ bài thơ

a. Hình tượng nhận vật em

- Hình tượng “em” là hình tượng xuyên suốt toàn bài thơ, trong đó, nổi bật trong bốn khổ thơ đầu. Những biến đổi của hình tượng “em” ở bốn khổ thơ đầu được so sánh với những khoảng thời gian trong một ngày và thiên nhiên như sau:

“Em đi như chiều đi,

Gọi chim vườn bay hết.”

+ Sự vận động không phải là của riêng em mà đã nhuốm cả sang cảnh vật. Em đi “như chiều đi”, “gọi chim vườn bay hết”. Em đi mang theo những ánh sáng le lói cuối cùng của ngày đi mất.

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

+ Khác với lúc em đi, khi em về tựa như ngày mai tới, tựa như ánh sáng ngày mới đã dần quay trở lại. Khi em về, mọi sự sống cũng bắt đầu đâm chồi nảy nở, rừng non cũng phải trổ lộc xanh biếc, hồi sinh mọi thứ.

“Em ở, trời chưa ở,

Nắng sáng màu xanh che”

+ Dưới con mắt của người đang yêu, khi “em về” và khi“em ở” có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất và hạnh phúc nhất. Em chính là ánh sáng đẹp nhất, chiếu sáng cảnh vật và tâm hồn anh.

“Tình em như sao khuya

Rải hạt vàng chi chít”

+ Tình em như sao khuya, tuy chỉ là những ngôi sao nhỏ bé trên bầu trời nhưng luôn sáng mãi và vô tận, không bao giờ có thể đếm được. Tình yêu ấy nhiều đến mức chi chít, là những ngôi sao vàng sáng không bao giờ lụi tàn.

b. Sức mạnh tình yêu đôi lứa

- Nếu như ở bốn khổ thơ trước ta chỉ thấy xuất hiện của “em” và “tình em” thì với bốn khổ thơ sau, ta nhận thấy được sự chuyển biến rõ rệt khi tác giả đã nâng chuyện tình cảm của mình lên một bước cao hơn đó là “tình ta”. Giờ đây tình yêu song phương đã được hợp nhất, đã có đủ cả anh và em.

c. Kết cấu

- Mỗi khổ 2 dòng thơ thể hiện một cặp hình ảnh đối lập ở các thời điểm khác nhau trong ngày với những hình ảnh biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu của tác giả.

+ “Em đi” – “chiều đi” – “Đi hết”: Em đi chỉ còn lại đêm tối, không có âm thanh, màu sắc

-> Gợi âm điệu như một nguồn ánh sáng vụt tắt.

+ “Em về” – “mai về” – “rừng non xanh lộc biếc”: Em về bình minh kỳ diệu cũng theo về. “Rừng non xanh” thảng thốt giật mình sau cơn dị mộng chia ly bỗng bừng lên sức sống bằng triệu triệu “lộc biếc”. Tình yêu như một vị linh dược có khả năng hồi sinh tất cả, hồi sinh cả những thứ tưởng như đã chết…

-> Gợi sự hồi sinh, ánh sáng của niềm vui, hạnh phúc

+ “Em ở” – “nắng xanh che” – “sao khuya” – “hạt vàng chi chít” – “sợ gì”: Em ở bên anh thì cuộc đời anh sẽ yên ổn, dịu mát như mỗi buổi trưa nắng được chở che bởi tán lá xanh. Có lá xanh che, nắng sẽ dịu, anh sẽ thấy mát. Ở trên, tác giả đã nói đến buổi chiều – buổi chiều phải sống trong sự vô nghĩa bởi “em đi” mang theo bầy chim, rồi nói buổi ban mai khi “em về” thì đời anh lại bừng lên, tràn sức sống.

-> Gợi cảm xúc mãnh liệt, tăng tiến theo dòng cảm xúc bài thơ: với anh, em là tất cả.

+ “Tình ta” – “lộc biệc” – “gọi ban mai”: Sự chuyển từ “tình em” sang “tình ta” là sự hòa điệu trong cảm xúc, kết tinh của tình yêu.

-> Sức mạnh của tình yêu và niềm tin tưởng của đôi lứa vào tương lai.

- Còn dòng thơ ở khổ cuối “Mai, hoa em lại về…”:  Cả bài chẳng hề nói gì đến hoa mà cuối cùng lại nhắn gửi như vậy có chút gì đó rất riêng tây, “bí mật” của nhà thơ chăng? Em tên là Mai, là Hoa – thật cụ thể – một cô gái nào đó ngoài đời bước vào thơ của thi sĩ chăng? Có thể lắm. Và cũng có thể không phải. Chỉ là một chút mập mờ, úp mở cho có vẻ hư hư, thực thực, gây sự chú ý cuối cùng cho người đọc lúc khép lại bài thơ. Tất cả những điều đó không quan trọng. Chỉ biết bài thơ mở ra rất nhiều hướng cảm nhận về tình yêu.

=> Khẳng định thêm niềm tin và niềm hi vọng ở tình yêu.

3. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ

- Hình ảnh “ban mai”:

+ Thực: Ánh sáng đầu tiên của một ngày, khi mặt trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời, chỉ có những tia nắng chiếu rọi khắp nhân gian. Nắng ấy, gọi là nắng mới.

+ Biểu tượng: Khởi đầu tinh khôi, có sức mạnh của sự thanh tẩy, mang tới những điều tốt lành. Trong bài thơ, “ban mai” gợi ra quãng thời gian rực rỡ, nồng nàn, hạnh phúc, tươi đẹp nhất trong tình cảm của “anh” -
“em”

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Đọc 4: Tình ca ban mai

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Tình ca ban mai, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay