Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT  : NÓI VÀ NGHE  GIỚI THIỆU MỘT TÁC PHẨM THƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS biết cách lựa chọn một tác phẩm thơ xứng đáng để được bình luận

- HS nắm được những yêu cầu cơ bản của việc trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.

  1. Phẩm chất:

- Biết thể hiện ý kiến về vấn đề một tác phẩm thơ và thêm yêu mến, trân trọng những đóng góp của các tác giả với nền văn học, thơ ca nước nhà.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm thơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Sở dĩ văn học có thể tồn tại được mãi với thời gian là do người đời đọc và ca tụng chúng. Sức sống của các tác phẩm văn học chính là sự tranh cãi, mâu thuẫn được đặt ra trong quá trình người đọc tiếp nhận văn bản ấy. Đó cũng là lí do những ý kiến đánh giá của các nhà phê bình có thể nâng một tác phẩm lên đến đỉnh cao hoặc hạ chúng xuống thấp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng trình bày ý kiến đánh giá bình luận về một tác phẩm văn học.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

  1. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói.
  3. Sản phẩm học tập: Bài nói đã được chuẩn bị trước ở nhà.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SGK và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

- GV hướng dẫn:

+ Định hướng

·    Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ về một hoạt động trong đó, người nói nêu lên nhận xét khen, chê và lí do tán thành hay phản đối về tác phẩm thơ đó. Bài viết cần có 3 phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc.

·    Từ phần viết người nói chuyển thành bài nói, sử dụng lời nói, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể và các phương tiện phù hợp để trình bày nội dung trước người nghe.

- GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

1. Những điều cần chú ý:

+ Nắm vững mục đích, đối tượng người nghe và nội dung trình bày

+ Biết cách trình bày: cách nói, cách kết hợp, sử dụng sự hỗ trợ của thiết bị công nghệ và các yếu tố phi ngôn ngữ.

+ Có thái độ thân thiện tôn trọng người nghe

 

 

 

Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe

  1. Mục tiêu: nắm được các kĩ năng khi trình bày bài nói.
  2. Nội dung: HS thảo luận, trình bày trong nhóm và trước lớp
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tác phẩm thơ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về vấn đề đặt ra trong đề bài: Hãy giới thiệu một bài thơ có yếu tố tượng trưng mà em tâm đắc. (Lựa chọn bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử)

- Chuẩn bị:

+ Xem lại nội dung dàn ý của phần Viết

+ Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình nếu có.

- GV yêu cầu HS trình bày và lắng nghe đọc kĩ yêu cầu với người nói và người nghe để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện tập bài nói.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả trước lớp, GV yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm theo phiếu dưới đây

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 

2. Tìm ý và lập dàn ý

a. Mở bài phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

–  Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử: một trong số những cây bút có sức sáng tạo mạnh mẽ và có nhiều đóng góp to lớn cho phong trào thơ Mới

– Khái quát về đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử: mang một diện mạo khá phức tạp nhưng chúng ta luôn nhận thấy ở đấy tình yêu đến đau đớn song vẫn luôn hướng về cuộc đời

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

b. Thân bài phân tích bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

- Khổ 1: bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp về thôn Vĩ Dạ lúc bình minh

+ Sử dụng câu hỏi tu từ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” đặt ở đầu bài thơ vừa như lời trách nhẹ nhàng của cô gái vừa như lời tự trách của Hàn Mặc Tử

+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ:

·      “nắng hàng cau – nắng mới lên”

·      “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"

+ Hình ảnh con người: mặt chữ điền – gợi vẻ đẹp phúc hậu, kín đáo vè một bức tranh thôn Vĩ tươi đẹp, tràn đầy sức sống, trong trẻo, tinh khiết và phải chăng ẩn sau nó là tiếng nói rạo rực của một tâm hồn yêu đời, khát khao sống.

-  Khổ 2: khung cảnh trời, mây, sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng

+ Hai câu đầu: thiên nhiên chia lìa và mang đầy tâm trạng

·      Sự chia lìa đôi ngả của mây và  gió: gió theo lối gió mấy đường mây

·      Nghệ thuật nhân hóa diễn tả tâm trạng: dòng nước buồn thiu

·      Sự chuyển động nhẹ nhàng của cảnh vật: hoa bắp lay

=> Mặc cảm chia lìa, nỗi buồn của tác giả

+ Hai câu sau:

 

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 6 Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay