Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Kiến thức ngữ văn

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Kiến thức ngữ văn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7: TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

..................................................

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết : 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản.

- Phát hiện được giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản

- Trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.

- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội đáng quan tâm.

- Biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng, hấp dẫn.

- Yêu quý phong cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.

- Biết trân trọng những giá trị văn hóa, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: KIẾN THỨC NGỮ VĂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.

- Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản.

- Phát hiện được giá trị văn hóa hoặc triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản

- Trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.

- Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

- Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội đáng quan tâm.

- Biết sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng, hấp dẫn.

- Yêu quý phong cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam.

- Biết trân trọng những giá trị văn hóa, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Rèn luyện được kĩ năng chia sẻ, hợp tác với mọi người trong quá trình trao đổi, làm việc nhóm để thực hiện các công việc được giao.

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn góc độ phù hợp để tiếp nhận ý kiến, bảo vệ quan điểm của bản thân trước những ý kiến trái chiều.

  1. Năng lực đặc thù

- Vận dụng hiểu biết về đặc trưng thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí để phân tích các tác phẩm cụ thể.

- Học sinh viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên và xã hội

  1. Phẩm chất

- HS chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài “Kiến thức ngữ văn”
  3. Nội dung thực hiện:

- GV chuẩn bị câu hỏi khởi động

- Học sinh trả lời câu hỏi

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Kể tên một số tập tản văn, tùy bút, truyện kí mà em đã được học hoặc được đọc. Nêu ấn tượng của em về những tác phẩm đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chỉnh sửa, chốt ý

- GV gợi ý câu trả lời:

+ Tùy bút “Cô tô” – Nguyễn Tuân

+ “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam

+ “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng

+ “Sài Gòn tôi yêu” – Minh Hương

=> Các tùy bút/bút kí đều đặc sắc, vừa mang tính chân thực vừa mang những cảm xúc sâu lắng của tác giả.

- GV dẫn dắt vào bài: Văn học Việt Nam hiện đại phát triển với sự xuất hiện của các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí. Điều ấy làm cho văn học Việt Nam có diện mạo đa dạng, phong phú hơn với khả năng phản ánh sâu rộng hơn. Bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu những kiến thức cơ bản về các thể loại này và cách giải thích nghĩa của từ, cách trình bày tài liệu tham khảo trong một số báo cáo nghiên cứu.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Mục tiêu hoạt động: Giúp HS khắc sâu kiến thức về tùy bút, tản văn, bút kí; cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.
  3. Nội dung thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc, suy nghĩ kết hợp tìm hiểu trước ở nhà để trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

  1. Sản phẩm dự kiến: Câu trả lời của học sinh
  2. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức ngữ văn về thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi: Tùy bút, tản văn, truyện kí là gì? Những đặc điểm của các thể loại này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm câu trả lời

Thời gian: 10 phút

Chia sẻ: 3 phút

Phản biện và trao đổi: 2 phút

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi: Nghĩa của từ là gì? Có những cách nào để giải thích nghĩa của từ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về cách trình bày tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn và trả lời các câu hỏi: Tài liệu báo cáo nghiên cứu là gì? Cách sắp xếp?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận tìm câu trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn.

Kiến thức ngữ văn

1. Tùy bút, tản văn

a. Tùy bút

- Tuỳ bút là văn xuôi trữ tình – một loại tác phẩm tự sự phi hư cấu.

- Ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang màu sắc cá nhân của người viết về con người và sự việc.

-> Vì thế, bài tuỳ bút thường thể hiện rất rõ cái “tôi” độc đáo, cũng như tâm hồn, tình cảm của tác giả.

- Ngôn ngữ của tuỳ bút thường rất giàu chất thơ.

b. Tản văn

- Tản văn – một loại tác phẩm gần với tuỳ bút, cũng là loại tác phẩm tự sự phi hư cấu, sử dụng kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.

- Nội dung bài tản văn thường nêu lên các hiện tượng chân thực, gần gũi với cuộc sống nhưng giàu ý nghĩa xã hội.

-> Thông qua nội dung ấy, người viết bộc lộ trực tiếp tình cảm, suy nghĩ mang đậm cá tính của mình.

c. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn

Với nhiệm vụ ghi chép sự thật của đời sống, từ đó bộc lộ những suy nghĩ, tình

cảm, cảm xúc của người viết, cả tuỳ bút và tản văn đều cần có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Tự sự là kể lại sự việc (bối cảnh, nhân vật, quá trình, kết quả,...); trữ tình là bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.

- Tuỳ vào đề tài và mục đích bài viết mà tác giả kết hợp các yếu tố tự sự và trữ tình với những mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, tuỳ bút sử dụng nhiều yếu tố trữ tình, còn tản văn dùng nhiều yếu tố tự sự.

2. Truyện kí

– Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học. Truyện kí phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi người thật, việc thật... Những tác phẩm như Sống như anh (của Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi), Người mẹ cầm súng (của Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út Tịch),... là những truyện kí tiêu biểu của thời kì chống Mỹ cứu nước.

– Sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu: Truyện kí chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,.. đồng thời sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc.... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả. Ví dụ: Truyện kí Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi dựa trên câu chuyện có thật về người phụ nữ Nam Bộ anh hùng trong thời kì chống Mỹ cứu nước là chị Nguyễn Thị Út. Trên cơ sở sự việc và con người có thật ấy, để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn, Nguyễn Thi có những sáng tạo trong việc lựa chọn

chi tiết, sắp xếp sự việc, tình huống, sử dụng lời kể, miêu tả tâm lí nhân vật,... Truyện kí Vào chùa gặp lại của Minh Chuyên cũng có sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu như vậy.

3. Cách giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện tượng, khái niệm, cảm xúc,...) mà từ biểu thị. Một từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa. Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa gốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa phái sinh). Để xác định nghĩa cụ thể của một từ nhiều nghĩa trong văn bản, ta cần dựa vào ngữ cảnh (hoàn cảnh giao tiếp và các từ ngữ xung quanh từ ấy).

Có những cách giải thích nghĩa của từ như sau:

- Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ biểu thị. Ví dụ: Cách giải thích các thuật ngữ tuỳ bút, tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn này.

- Giải thích trực quan. Chẳng hạn, giải thích nghĩa của từ đàn tính bằng cách cho xem cây đàn thật hoặc hình ảnh cây đàn; giải thích nghĩa của từ cây bằng tranh, ȧnh, video,...

- Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ cảnh sử dụng. Chẳng hạn, nghĩa của từ ngon trong hai ngữ cảnh sau đây sẽ khác nhau: Món này ngon lắm! (ngon: nghĩa gốc, chỉ vị giác) và Xe này ngon lắm! (ngon: nghĩa phái sinh, có nghĩa là “tốt”, “chất lượng").

– Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ: phi trường: sân bay; thất bại. không thành công.

– Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố tạo nên từ đó. Chẳng hạn, xe ngựa là “xe do ngựa kéo”; yếu điểm là “điểm quan trọng, điểm chính" (yếu có nghĩa là “quan trọng”).

4. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu

- Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục.

- Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo.

- Ví dụ:

1. Cao Xuân Hạo (2000), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đào Duy Anh phiên chủ (1976), Quốc âm thi tập, trong “Nguyễn Trãi toàn tập", NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

3. Đỗ Đức Hiểu (1990), "Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7 – 12.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Kiến thức ngữ văn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Kiến thức ngữ văn, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay