Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT: THƯƠNG NHỚ MÙA XUÂN
- Nhận biết và phân tích được những đặc điểm của thể loại tùy bút: đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,…
- Hiểu được cái tôi trữ tình, tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua văn bản.
- Nhận thức được những giá trị văn hóa truyền thống được đề cập tới trong bài tùy bút.
- Liên hệ những giá trị ấy với đời sống thực tại để rút ra những bài học cho bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Vũ Bằng và tùy bút “Thương nhớ mùa xuân”
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về Tùy bút “Thương nhớ mùa xuân”
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những chuyển biến tinh tế của thiên nhiên đất trời.
- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Cách 1: Theo dõi video về mùa xuân/về tết/ca khúc về xuân và chia sẻ cảm xúc
https://www.youtube.com/watch?v=E1s2DyqSWuI (Video: Kí ức Hà Nội – Phong vị Tết Hà Nội)
https://www.youtube.com/watch?v=dAdf1yofqmg (Video Ngày Tết quê em)
+ Cách 2: Kể tên một vài bài thơ viết về đề tài mùa xuân em đã được học/được đọc? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ những bài thơ đó gợi ra cho em?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV đưa một vài gợi ý về thơ mùa xuân:
+ “Mùa xuân chín” – Hà Mặc Tử
+ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên”
+ “Cáo tật thị chúng” (Cáo bệnh bảo mọi người) – Mãn Giác Thiền sư
+ “Vội vàng” – Xuân Diệu
+ “Cầm tay” – Xuân Diệu
- GV dẫn dắt vào bài mới: Một năm bắt đầu bằng mùa xuân. Một đời người bắt đầu bằng tuổi trẻ. Và tuổi trẻ thì chẳng có gì khác hơn là tuổi của tình yêu. Những chân lý ấy ngỡ như đã có từ thời khai thiên lập địa. Và cũng từ thuở ấy, các nhà thơ, những con người vốn đa cảm và nhạy cảm, đã thay chúng ta cất lên những tiếng tơ lòng say đắm của con người khi mỗi độ xuân về. Với vũ khí sắc bén là thứ tiếng Việt tuyệt vời dường như sinh ra để dành cho các nhà thơ, hơn một lần ta đã nghe vang lên trên thi đàn Việt những tiếng thơ ca tụng mùa xuân, cũng là ca tụng tuổi trẻ và tình yêu. Bài học hôm nay ta hãy cùng đắm mình trong hương sắc của mùa xuân trong tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” trích từ tập Tùy bút “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng.
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Vũ Bằng, tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SGK, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. GV mở rộng: Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp. Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch. - Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Bắc Ninh. Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. - Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Vì nhiều nguyên nhân, trong đó có sự đứt đoạn đường dây liên lạc, mãi đến sau này, ông mới được công nhận là người hoạt động cách mạng và được truy tặng huân chương nhà nước. Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với bà Phấn. - Ông mất lúc 4 giờ 30 phút ngày 7 tháng 4 năm 1984 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 71 tuổi. Ngày 13 tháng 2 năm 2007, nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
| I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Vũ Bằng (1913 – 1984) a. Cuộc đời - Quê gốc: ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. - Gia đình: lớn lên trong một gia đình Nho học. - Ông từng tốt nghiệp Tú tài Pháp và bắt đầu sáng tác. - Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007 b. Con người - Rất yêu Hà Nội và có tình cảm đặc biệt với nơi này => Nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của ông. - Ông là một người có tính cách cởi mở, thanh lịch mang nét đặc trưng của người Pháp. c. Sự nghiệp - Tác phẩm chính: + Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết – 1937) + Truyện hai người (tiểu thuyết – 1940), Tội ác và hối hận (tiểu thuyết – 1940) + Để cho chàng khỏi khổ (truyện ngắn – 1941) + Khảo về tiểu thuyết (lý luận phê bình – 1941) + Cai (tự truyện – 1940, đã đăng báo, 1944, xuất bản sách) + Chớp bể nứa nguồn (tiểu thuyết – sau 1947) + Trong đất Hà (phóng sự – 949) + Thư gửi cho người mất tích (tiểu thuyết – 1950) + Miếng ngon Hà Nội ((1960) + Bốn mươi năm nói láo (hồi ký – 1969) + Thương nhớ mười hai (tùy bút, bút ký – 1972) - Phong cách/đặc điểm sáng tác: + Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc với những đặc trưng phong tục, ẩm thực từng vùng miền cùng nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết. + Ông đi sâu vào những đặc sắc văn hóa của mỗi vùng và gởi gắm vào đó biết bao yêu thương, tình cảm. 2. Tác phẩm - Xuất xứ: văn bản “Thương nhớ mùa xuân” trích trong tập “Thương nhớ mười hai" của tác giả Vũ Bằng. - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1971, ra đời trong bối cảnh tác giả phải sống xa quê hương vì tình cảnh đất nước bị chia cắt, viết về thiên nhiên, về con người Việt Nam trong mười hai tháng của một năm. - Bố cục: + Phần 1: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân” -> Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người với mùa xuân. + Phần 2: Tiếp đó đến “mở hội liên hoan” -> Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội. + Phần 3: còn lại -> Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhan đề, đề tài Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thơ “Đây mùa thu tới” + Nêu ý nghĩa nhan đề “Thương nhớ mùa xuân” + Tác phẩm “Thương nhớ mùa xuân” đề tài là gì? Sự khác biệt của Vũ Bằng khi khai tác đề tài này qua tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. GV giảng: Mùa xuân vốn là đề tài vô tận của thi nhân xưa và nay. Nếu như họa sĩ dùng đường nét và sắc màu, nhạc sĩ dùng giai điệu và âm thanh thì thi sĩ lại dùng ngôn từ để diễn tả cảm xúc của mình - đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương. Ta đã từng bắt gặp một sắc cỏ xuân non tơ trong thơ Nguyễn Du: “Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” một nét xuân chín rạo rực của thi sĩ họ Hàn: “Trong làn nắng ửng khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí bóng xuân sang” hay một mùa xuân xanh tươi tắn nhẹ nhàng trong thơ Nguyễn Bính: “Mùa xuân là cả một mùa xanh Giời ở trên cao, lá ở cành Lúa ở đồng tôi và lúa ở Đồng nàng và lúa ở đồng anh. Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh Tôi đợi người yêu đến tự tình Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy Bắt đầu là cái thắt lưng xanh.” Và với Vũ Bằng, mùa xuân hiện lên trong tâm tưởng, trong tiềm thức là một mùa xuân với đậm hương sắc Bắc Việt, xuân của Hà Nội. Có thể nói, Vũ Bằng dành cho Hà Nội một thứ tình cảm đặc biệt đến nỗi chỉ cần nhớ về Hà Nội, cảm xúc của ông cứ đong đầy, dạt dào không kìm nén được. Và cũng vì thế mà “Thương nhớ mùa xuân” của Vũ Bằng mới để lại sợi nhớ, sợi thương cho những người con xa quê giống như ông biết bao năm tháng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mùa xuân Bắc Việt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nghệ thuật viết tùy bút Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập | II. Đọc – Hiểu văn bản 1. Nhan đề, đề tài a. Nhan đề “Thương nhớ mùa xuân” - “Thương nhớ”: Cảm xúc, tâm trạng da diết, nỗi nhớ đong đầy, cồn cào không thôi. - “Mùa xuân” + Mùa khởi đầu của một năm, mùa với sức sống căng tràn và vạn vật sinh sôi. + Mùa của niềm vui, của tuổi trẻ và những khao khát => “Thương nhớ mùa xuân” là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình
b. Đề tài: Mùa xuân Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả.Với cách viết tùy bút chân thực và cụ thể, ông đã biểu lộ tình cảm thiêng liêng đó. Nhớ về mùa xuân của đất Bắc, của Hà Nội, Vũ Bằng đã tả lại những cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của người thủ đô một cách rõ ràng trong tâm trí của người con xa quê. Giọng văn nhẹ nhàng, du dương, trầm bổng của ông đã đưa độc giả lạc vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Ông đã nhắc đi nhắc lại như một lời tỏ tình thiết tha mà say đắm: “Mùa xuân của tôi... mùa xuân thần thái của tôi...
2. Mùa xuân Bắc Việt a. Thiên nhiên, phong tục, con người * Mùa Xuân Bắc Việt - Tác giả đã gợi tả được cái đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”. - Những âm thanh quen thuộc: tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, những câu hát huê tình. - Không khí của mùa xuân nồng ấm trong khung cảnh gia đình, đầm ấm đoàn tụ với bàn thờ tố tiên, đèn nến, hương trầm và tình cảm gia đình đầm ấm yêu thương. - Những hình ảnh, âm thanh được lựa chọn đặc sắc đã gợi lên một mùa xuân không thể nào phai trong tâm hồn của người xa xứ. * Xuân Hà Nội
=> Đó là sự thay đổi khá đột ngột về không khí, cảnh sắc mùa xuân trong một khoảng thời gian ngắn. => Tác giả phải có sự quan sát tinh tế, am hiểu và yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và biết tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. b. Cái tôi trữ tình - Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. - Những cảm xúc: + Tôi yêu sông xanh núi tím + Tôi yêu đôi mày (…) + Mùa xuân của tôi – Mùa xuân Bắc Việt… + Cái mùa xuân thần thánh của tôi… + Nhựa sống trong người căng lên + Tim dường như trẻ hơn ra và đập mạnh hơn………. + "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác." => Nghệ thuật so sánh, hình ảnh gợi cảm đã làm nổi bật sức sống của mùa xuân trong thiên nhiên và trong lòng người. => Giọng văn kể, tả kết hợp nhịp nhàng với biểu cảm trực tiếp đã làm khắc sâu tình cảm nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân Bắc Việt. 3. Nghệ thuật viết tùy bút a. Ngôn ngữ - Ngôn ngữ: Giàu hình ảnh, cảm xúc, giàu chất trữ tình.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác