Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Đọc 2: Vào chùa gặp lại

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Vào chùa gặp lại. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: VÀO CHÙA GẶP LẠI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được những đặc điểm của thể loại tùy bút: người thật, việc thật, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,…

- Hiểu được cái tôi trữ tình, tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua văn bản.

- Nhận thức được những giá trị văn hóa truyền thống được đề cập tới trong bài tùy bút.

- Liên hệ những giá trị ấy với đời sống thực tại để rút ra những bài học cho bản thân.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Minh Chuyên và tác phẩm “Vào chùa gặp lại”

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm “Vào chùa gặp lại”

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Biết trân trọng những con người đã hi sinh tuổi thanh xuân và kiên cường chiến đấu vì Tổ quốc.

- Thêm yêu quý cuộc sống này.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở liên quan tới bài học dẫn dắt HS vào bài mới.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm xúc ban đầu.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu HS: Kể tên một số người anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ em biết?
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV gợi ý một số người anh hùng:

+ Kim Đồng – Nông Văn Dền

+ Tô Vĩnh Diện: lấy chính cơ thể mình chèn vào càng pháo để không cho khẩu pháo cao xạ 37 mm không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Phan Đình Giót: lấy thân mình lấp lỗ châu mai của địch sau khi đã chiến đấu vô cùng anh dũng.

+ Nguyễn Văn Trỗi – Giết tên chỉ huy địch nhưng không thành nên bị bắt giam. Dù vậy vẫn kiên cường đấu tranh đến hơi thở cuối cùng.

+ Võ Thị Sáu – cô gái nhỏ tuổi nhưng ý chí kiên định, kiên cường.

- GV dẫn dắt: Dù cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc ta đã đi vào quá vãng, nhưng những ấn tượng về chiến tranh đối với nhiều thế hệ nhà văn không dễ phai mờ. Chiến tranh là  những thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến tranh đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác, khiến bất kỳ ai đã từng trải qua sẽ chẳng thể nào quên được những thời đoạn lịch sử ấy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp gỡ một con người đã từng là một phần của cuộc chiến khốc liệt ấy, từng chiến đấu anh dũng và trở về cuộc sống hàng ngày với sự hi sinh cao cả. Chúng ta đi tìm hiểu bài kí “Vào chùa gặp lại” của tác giả Minh Chuyên.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả Minh Chuyên, tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Minh Chuyên, tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Minh Chuyên, tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Minh Chuyên, tác phẩm “Vào chùa gặp lại”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

GV cung cấp thêm: Nhà văn Minh Chuyên tên khai sinh là  Nguyễn Minh Chuyên. Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993. Năm 1974 - 1975 ông tham gia trại sáng tác văn học của Tổng cục Chính trị quân đội: Viết kỷ niệm sâu sắc chống Mỹ cứu nước. Năm 1976 ông chuyển ngành làm phóng viên báo Thái Bình. Từ năm 1979 - 1984 là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học & Nghệ thuật Thái Bình; năm 1985 – 1996 là Ủy viên thường vụ Hội Văn học & Nghệ thuật Thái Bình, Ủy viên Đảng đoàn Hội Văn học & Nghệ thuật Thái Bình. Từ 1997 đến 2007 Biên tập viên chính - Đạo diễn Phim Tài liệu Đài truyền hình Việt Nam. Từ 2008 đến nay là Đạo diễn cao cấp Đài truyền hình Việt Nam.

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Minh Chuyên

a. Cuộc đời

- Tên khai sinh là  Nguyễn Minh Chuyên.

- Quê: xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Từng giữ chức vụ quan trọng của Hội Nhà Văn Việt Nam.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Tác phẩm chính: Miền quê anh đến (tập truyện ngắn, 1985);

·  Làm tiếp Surenco (tập truyện ngắn, 1986);

·  Người gặp trong mơ (tập truyện ngắn, 1990);

·  Người lang thang không cô đơn (tập ký, 1993);

·  Thử thách (tập ký, 1994);

·  Người lạc về đâu (tiểu thuyết, 1995);

·  Người không cô đơn (tập truyện ký, 1995);

·  Bút ký Minh Chuyên (tuyển tập, 1996);

·  Điểm tựa cuộc đời (tập truyện ký, 1997);

·  Di họa chiến tranh (tập bút ký, 1998);

·  Nỗi kinh hoàng (tập ký, 2004);

·  Hậu chiến Việt Nam (tập ký, 2004, 2005);

·  Cha con người lính (tập kịch bản, 2006);

·  Kịch bản truyền hình (tập kịch văn học, 2007);

·  Những linh hồn da cam (tập ký 2008);

·  Linh hồn Việt Cộng (tập ký 2009)

 

- Đặc điểm sáng tác:

+ Bám sâu vào đề tài chiến tranh, đặc biệt là những hậu hoạ, những bức xúc lớn sau cuộc chiến.

+ Bằng tấm lòng nhân ái, cảm thấm trước nỗi đau, trước sự hy sinh cao cả của đồng đội, những người đã hiến dâng xương máu đời mình cho Tổ quốc, Minh Chuyên gần như đã dành cả quãng dài của đời người cầm bút, bền bỉ và mải miết đi tìm những cảnh ngộ xót đau, bi kịch. Những số phận đầy éo le, oan trái. Những bóng dáng ly kỳ, khủng khiếp của những cuộc chiến đổ xuống đã phá huỷ, tiêu diệt và làm biến dạng bao sinh mệnh phế tàn, đau đớn.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong tập “Người lang thang không cô đơn”.

- "Vào chùa gặp lại" là những trang viết về người thật, việc thật: Sư thầy Đàm Thân tên là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc màu da cam. Sau chiến tranh trở về quê hương, cô Thân vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình. Văn bản chính là cuộc gặp gỡ giữa tác giả với sư thầy Đàm Thân.

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu… “Mà mong đồng đội trầm luân vẹn toàn”

=> Câu chuyện của Thân hơn 20 năm trước của Thân

+ Phần 2: Tiếp… “xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn”

=> Những việc làm tốt đời, đẹp đạo của Thân khi xuất gia

+ Phần 3: Còn lại

=> Cuộc gặp gỡ của Thân và Quân cùng cái kết của mối tình.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích tác phẩm “Vào chùa gặp lại” với những đặc trưng về nhân vật, tình huống,…
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác phẩm “Vào chùa gặp lại”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tình huống truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi: Nhân vật “tôi” gặp lại người nữ quân y trong tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống ấy là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình tượng nhân vật Đàm Thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình bày câu số 3/SGK/69: Phân tích hình tượng nhân vật Đàm Thân. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào với nhân vật này? Dẫn ra một số câu văn chứng tỏ điều đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nghệ thuật viết kí của tác giả Minh Chuyên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Dựa vào phần “Kiến thức ngữ văn” và chuẩn bị ở nhà, cho biết nghệ thuật viết kí của Minh Chuyên có gì đặc biệt? (Về chất liệu hiện thực – phi hư cấu, và hư cấu; điểm nhìn, người kể chuyện,…)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi: Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định cốt truyện, bối cảnh, ngôn ngữ, nhân vật của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Tình huống truyện

- Tình huống truyện:

+ Nhân vật “tôi” – một người chiến sĩ từng tham gia chiến đấu trong thời kì chống Mĩ ác liệt có buổi gặp gỡ với người đồng đội xưa.

+ Cuộc gặp gỡ với người nữ quân y trong tình huống bất ngờ. Sau hơn hai mươi năm, nhân vật tôi, một lần nữa gặp lại người y sĩ ngày trước ở chùa Đông Am.

- Ý nghĩa của tình huống này là: thể hiện sự biết ơn của nhân vật tôi khi vẫn nhớ đến nữ y sĩ được coi là "bồ tát" nhân từ, từ đó cho thấy tấm lòng và nhân cách tốt đẹp của nhân vật “tôi”.

 

 

 

 

 

2. Hình tượng nhân vật Đàm Thân

a. Số phận

- Là nạn nhân của chiến tranh:

+ Bị ba vết thương lớn trong một tai nạn trên đường tiến quân năm 1975: ở đầu, ở gối, ở cột sống với tỉ lệ thương tật 62%, hưởng chế độ bệnh binh 2/4 khi trở về.

+ Nhiễm chất độc màu da cam và vết thương khiến Thân không thể sinh con.

- Chịu nỗi đau đớn kinh hoàng về tinh thần: Hồng Quân – người yêu của Thân, động lực để Thân vào chiến trường và khao khát được sống cùng anh khi chiến tranh kết thúc đã hi sinh.

=> Đàm Thân là một cô gái tiêu biểu cho cuộc đời, số phận của biết bao cô gái trong chiến tranh. Được sống sót với cô không biết là niềm vui hay nỗi bất hạnh.

b. Phẩm chất

- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.

+ Vào chiến trường chiến đấu khi tuổi đời còn rất trẻ, đầy khao khát và nhiệt huyết.

+ Trách nhiệm hoàn thành tất cả nhiệm vụ được giao, dù đó là nhiệm vụ khó khăn gian khổ.

- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.

+ Quyết định vào chiến trường và hăm hở lao vào phục vụ chiến đấu một phần cũng là vì tình yêu với Quân.

+ Khi nghe tin Quân hi sinh trên đường làm nhiệm vụ, cô đau đớn, bàng hoàng và quyết định sẽ giữ mối tình với Quân và không yêu thêm một ai nữa.

- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.

+ Thân xuống tóc, quyết tâm đi tu để cầu nguyện cho ân nhân, cho đồng đội, cho cả người yêu mình.

+ Dù bị gia đình ngăn cấm nhưng Thân vẫn quyết làm.

+ Xuống tóc, Thân đi tu tại chùa, làm việc chăm chỉ, cần mẫn, học hỏi không ngừng.

+ Xốc vác mọi việc giúp đời, giữ chùa trong sạch, không để “tạp giáo”, “bá đạo” len lỏi vào chùa; không lợi dụng của Phật để làm những điều nhảm nhí, mê tín, đồng bóng, xóc thẻ, yểm bùa, đốt mã, gọi hồn,…

c. Thái độ của tác giả

- Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.

- Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."

=> Tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là sự tôn trọng và yêu mến.

3. Nghệ thuật viết kí

a. Hiện thực chân thật

- Ngày 12 tháng 2 năm 1975, máy bay địch bắn phá lên đỉnh dốc Chu Linh.

- Thân về quê với 62% thương tật, hưởng chế độ thương binh 2/4.

- Tác hại của chất độc màu da cam tới con người đã từng tham chiến.

- Những địa danh có thực, cụ thể: Chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, động Hương Tích; chùa Đông Chú, Kiến Xương; Giáo hội Phật giáo; núi Bà Đen, bản Tà Keo, chiến trường Lao Bảo, chùa Bình Dương, sự kiện giải phóng Miền Nam…

=> Nhấn mạnh hiện thực khốc liệt củ chiến tranh, tội ác của lũ bán nước và cướp nước. Qua đó, thể hiện sự khâm phục, biết ơn với những người đã hi sinh vì tổ quốc.

b. Sự hư cấu

- Giấc mơ ngày ở chiến trường luôn luôn linh ứng.

=> Một trong những lí do, khiến Thân quyết định xuất gia.

- Câu chuyện về Hồng Quân thoát chết một cách bất ngờ được kể lại sau thời gian xa cách.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Tác phẩm Vào chùa gặp lại kể về cuộc gặp gỡ giữa tác giả Minh Chuyên và sư thầy Đàm Thân về những chuyện của cuộc kháng chiến gian khổ đã để lại và những suy tư trong lòng của nhân vật truyện.

2. Nghệ thuật

Văn bản nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Chiến tranh đã làm tổn hại nặng nề về người và của, nó kéo dài và khốc liệt đến nỗi hàng vạn nữ quân nhân cũng được huy động lại thành lập thành những tiểu đôi, hành quân tiến vào chiến trường. Truyện ca ngợi sự hi sinh cao cả của những người phụ nữ nhưng đồng thời cũng lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh, của những kẻ xâm lược. Qua truyện, tác giả gửi đến thế hệ trẻ, thông điệp về lòng yêu nước, sự biết ơn với những thế hệ đã hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Thông điệp này có giá trị đến mãi về sau. Nó dạy thế hệ trẻ phải biết ơn, cố gắng học tập và rèn luyện phát triển đất nước đi lên, không phụ sự hi sinh của thế hệ ông cha đi trước đã đổ xương máu để có được hòa bình.

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Đọc 2: Vào chùa gặp lại

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Vào chùa gặp lại, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay