Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Đọc 3: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được những đặc điểm của thể loại tùy bút: người thật, việc thật, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ,…

- Hiểu được cái tôi trữ tình, tâm tư, tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua văn bản.

- Nhận thức được những giá trị văn hóa truyền thống được đề cập tới trong bài tùy bút.

- Liên hệ những giá trị ấy với đời sống thực tại để rút ra những bài học cho bản thân.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có khả năng phát hiện, cảm nhận cái đẹp – những vẻ đẹp bình dị, thơ mộng của quê hương, những thứ mà ta vô tình bỏ qua.

- Cảm xúc, tâm hồn phong phú hơn.

- Thêm yêu và tự hào về quê hương, xứ sở.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở liên quan tới bài học dẫn dắt HS vào bài mới.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và những cảm xúc ban đầu của HS về tác giả, tác phẩm
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS nêu câu trả lời

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài:

"Dòng nước sông Hương chảy lặng lờ

Ngàn thông núi Ngự đứng như mơ

Gió chiều vương áo nàng tôn nữ

Quai lỏng nghiêng vành chiếc nón thơ"

(Trong đôi mắt Huế - Đông Hồ 1939)

Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn. Hiếm có dòng sông nào lại đẹp và duyên dáng như sông Hương, xứ Huế. Một dòng chảy lững lờ mà sâu lắng, nước xanh mênh mang mà mát rượi lòng ta. Từ xa xưa chắc hẳn ai cũng từng ít nhất một lần nghe nói đến vẻ đẹp hữu tình của sông Hương núi Ngự, bên vẻ đẹp thơ mộng của cầu Tràng Tiền và những tiếng hò Huế trên sông. Nghe đâu đó trong hồn ta đã thấp thoáng ẩn hiện bóng dáng của những người con gái Huế với chiếc nón Bài Thơ và tà áo dài màu tím mộng mơ năm nào. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong cái nhìn tình tứ, trữ tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: Tnh bày hiểu biết của em về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 – 2023) quê quán tại tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

a. Cuộc đời

- Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế. Từ năm 1960 đến năm 1966 ông dạy tại Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế. Tư năm 1966 đến 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly gia đình để lên chiến khu, tham gia chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa bằng hoạt động văn nghệ.

- Đến năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

- Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

b. Sự nghiệp sáng tác

- Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả của rất nhiều tác phẩm được yêu thích:

+ Về bút ký có: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971); Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam, 1980 - 1981); Ai đã đặt tên cho dòng sông (NXB Thuận Hóa, Huế, 1984); Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984); Hoa trái quanh tôi (1995); Huế - di tích và con người (1995); Ngọn núi ảo ảnh (2000); Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001); Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001); Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005); Miền cỏ thơm (2007); Ai đã đặt tên cho dòng sông, Tinh tuyển bút ký hay nhất (NXB Hội Nhà văn, 2010).

+ Về thơ, các tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái phù dung (1992) - Đặc điểm sáng tác

- Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4/1/1981, in trong tập sách cùng tên.

- Bài bút kí có ba phần:

+ Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

+ Phần 2 và 3 là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương

- Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của tác phẩm.
- Bố cục (Câu 1/74)

+ Phần 1 (từ đầu … "quê hương xứ sở"): hành trình của dòng sông Hương

+ Phần 2 (còn lại): sông Hương của lịch sử, thơ ca

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nhan đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” có gì đặc biệt? Nêu ý nghĩa của nhan đề?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hình tượng dòng sông Hương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của dòng sông Hương ở các góc nhìn địa lí, lịch sử và thơ ca?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cái “tôi” trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào chuẩn bị ở nhà và những hiểu biết cá nhân: Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên như thế nào qua tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện lên bảng yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Trình bày những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định cốt truyện, bối cảnh, ngôn ngữ, nhân vật của văn bản

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông”

- Mang hình thức của một câu hỏi tu từ: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Ý nghĩa:

+ Dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Lời lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Khát vọng, niềm tự hào của con người khi muốn mang cái đẹp, tiếng thơm để gây dựng, vun đắp cho văn hóa, lịch sử của xứ Huế.

- Thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

2. Hình tượng dòng sông Hương

- Sông Hương ở thượng nguồn: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sông mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cùng có lúc dịu dàng, say đắm.

- Sông Hương trước khi chảy qua thành phố Huế: mang nhiều vẻ đẹp phong phú như thơ mộng, trữ tình.

- Sông Hương giữa lòng thành phố Huế: chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm. Lúc này, sông Hương mang vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng, vui tươi của cô gái gặp người tình nhân mong đợi

- Sông Hương trước khi từ biệt thành phố Huế: đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

- Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế.

- Sông Hương khi chảy vào thành phố có nét đẹp riêng:

+ Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng. Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại.

+ Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối", “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non", sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cồn Hiến", đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng" không nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh" làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố...". Quả đúng như câu thơ của Thu Bồn:

Con sông dùng dằng, con sông không chảy.

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.

=> Tác giả dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho con sông này, thấu hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông.

3. Cái “tôi” trữ tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Đoạn trích là hình ảnh của dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế. Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên với từng bước đi trong cuộc hành trình trở về với người tình thơ mộng. Và trong mỗi bước đi ấy, sông Hương như trưởng thành, thay đổi, lớn lên để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

- Qua đoạn trích, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

2. Nghệ thuật

- Sông Hương được tái hiện bằng một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương của tác giả.

- Những cảm xúc sâu lắng cùng văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa đã tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 7 Đọc 3: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay