Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO
- HS biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản
- HS biết cách trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về giải thích nghĩa của từ trong văn bản và cách trình bày tài liệu tham khảo.
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Kể tên các từ loại em đã được học trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chỉnh lỗi sai và chốt kiến thức
- GV gợi ý câu trả lời: Một số từ loại trong tiếng Việt: Danh từ, tính từ, động từ, phó từ, chỉ từ, lượng từ, số từ, tình thái từ, đại từ, trợ từ, thán từ,…
- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong quá trình giao tiếp và sử dụng tiếng Việt, chúng ta thường sẽ phải giải thích nghĩa của từ hoặc một số cụm từ để người giao tiếp có thể hiểu chính xác nghĩa của chúng trong từng ngữ cảnh nhất định. Vậy làm thế nào để ta có thể giải thích nghĩa của các từ ấy một cách chính xác khi từ tiếng Việt có nhiều tiểu loại khác nhau như cô trò chúng ta vừa kể ở trên? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc đó.
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nhớ lại và trình bày về cách giải thích nghĩa của từ, cách trình bày tài liệu tham khảo Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | I. Củng cố kiến thức 1. Cách giải thích nghĩa của từ - Thể hiện khái niệm mà từ biểu thị + Ví dụ: · Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo. · Học hành: học và luyện tập để có hiểu biết, có kỹ năng. · Học lỏm: nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo. · Học hỏi: tìm tòi, hỏi han để tiếp thu kiến thức. · Học tập: Học văn hoá có thầy cô, có chương trình, có hướng dẫn - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa + Ví dụ: · Siêng năng: đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù. · Phu thê: đồng nghĩa với vợ chồng. · Lạc quan: trái nghĩa với bi quan. · Tích cực: trái nghĩa với tiêu cực. - Giải nghĩa từng thành tố + Đối với các từ Hán Việt ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố. + Ví dụ: · Thảo nguyên: (thảo: cỏ, nguyên: vùng đất bằng phẳng) đồng cỏ. · Khán giả: (khán: xem, giả: người) người xem. · Thuỷ cung: (thuỷ: nước, cung: nơi ở của vua chúa) cung điện dưới nước. 2. Cách trình bày tài liệu tham khảo - Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội dung báo cáo thêm thuyết phục. - Tài liệu tham khảo thường được lập thành danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, địa điểm xuất bản. Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo. - Ví dụ: 1. Cao Xuân Hạo (2000), Tiếng Việt, văn Việt, người Việt, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Đào Duy Anh phiên chủ (1976), Quốc âm thi tập, trong “Nguyễn Trãi toàn tập", NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 3. Đỗ Đức Hiểu (1990), "Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, trang 7 – 12. |
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1 SGK trang 75
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS làm bài tập số 1/SGK/75
Bài tập 1: Từ già trong các ngữ cảnh sau mang nghĩa gì? Hãy giải thích nghĩa của từ già theo những cách khác nhau mà em biết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý trả lời:
+ Nghĩa của từ "già" trong các câu:
+ Từ "già" có thể sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau:
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2 SGK trang 75
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
- GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2/SGK/75
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác