Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
TIẾT : NÓI VÀ NGHE GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết giới thiệu tác phẩm kịch theo lựa chọn cá nhân.
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Biết giới thiệu tác phẩm kịch theo lựa chọn cá nhân.
- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá về một tác phẩm kịch.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho mỗi HS 1 phiếu khảo sát và yêu cầu HS hoàn thành trong vòng 7 phút.
- GV có thể tham khảo phiếu khảo sát sau:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành Phiếu khảo sát để trình bày trước lớp.
- GV hỗ trợ HS (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống có rất nhiều những văn bản kịch làm em trầm trồ và tâm đắc. Và em muốn giới thiệu nó đến với tất cả mọi người? Vậy làm sao để điều em muốn thể hiện đến với đông đảo người nghe nhất? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu bài học Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm kịch nhé.
Hoạt động 1: Định hướng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện những yêu cầu sau: + Giới thiệu một tác phẩm kịch là gì? + Để giới thiệu một tác phẩm kịch theo lựa chọn cá nhân, em cần lưu ý những gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Giới thiệu một tác phẩm kịch - Giới thiệu một tác phẩm kịch (kịch bản văn học) là trình bày trước người nghe sự độc đáo về nội dung và nghệ thuật (cốt truyện, xung đột kịch, lời thoại, khả năng thanh lọc,...) của tác phẩm kịch; những thành công khi công diễn trên sân khấu. Bên cạnh đó, người giới thiệu cũng bộc lộ thái độ, sự đánh giá, những trải nghiệm của cá nhân về vở kịch. 2. Để giới thiệu một tác phẩm kịch theo lựa chọn cá nhân, các em cần lưu ý: - Lựa chọn được tác phẩm kịch có giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật; đó - cũng là vở kịch mà các em có những trải nghiệm riêng, đem lại cho các em những xúc cảm, ấn tượng mạnh mẽ. - Chuẩn bị các tư liệu, tranh, ảnh, thiết bị âm thanh hỗ trợ để tạo không khí, cảm xúc cho sự tiếp nhận của người nghe. - Xác định thời lượng và người nghe bài giới thiệu để có cách trình bày phù hợp. - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. |
Hoạt động 2: Thực hành nói và nghe
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị bài nói. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh chia thành 2 nhóm lớn, chuẩn bị bài nói với đề tài Hãy giới tác phẩm kịch mà em thấy tâm đắc. - GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau: + Dựa vào SGK hãy cho biết, phần chuẩn bị bài nói gồm những công việc gì? + Tìm ý và lập dàn ý bài nói có những yêu cầu nào? Dựa vào đó, em hãy lập dàn ý bài nói cho nhóm mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - HS trình bày kết quả trước lớp. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Nhiệm vụ 2: Trình bày bài nói - GV yêu cầu HS chuẩn bị dụng cụ học tập giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng trong khi nghe. - GV yêu cầu HS chia làm 2 nhóm lớn: Nhóm 1 và nhóm 2: Chuẩn bị bài giới thiệu tác phẩm kịch mà em thấy tâm đắc trong 15 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập bài nói. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - Nhóm 1 trình bày kết quả trước lớp. GV yêu cầu Nhóm 2 nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm. - Sau đó, mời Nhóm 2 trình bày kết quả và Nhóm 1 nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung và hoàn thiện bảng kiểm. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Chuẩn bị bài nói - Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề. - Lựa chọn một vở kịch mà em tâm đắc để giới thiệu với mọi người (Ví dụ: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia),...). - Tóm tắt vở kịch (lựa chọn những đoạn và chi tiết tiêu biểu,...). - Tìm hiểu nét đặc sắc (nội dung và hình thức) của tác phẩm kịch. 2. Tìm ý và lập dàn ý. - Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm kịch có gì đặc biệt? + Nội dung tác phẩm kịch (đề tài, chủ đề, thông điệp chính của vở kịch, xung đột trung tâm, hệ thống nhân vật và biến cố chính,...) có gì đặc sắc? + Những đặc sắc về hình thức kịch bản (lời thoại, các chỉ dẫn sân khấu về bối cảnh, trang phục, hành động của nhân vật,...)? +Các chỉ dẫn sân khấu có tác dụng gì? - Lập dàn ý cho bài giới thiệu bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần: + Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên vở kịch, tên tác giả; nêu lí do em lựa chọn để giới thiệu vở kịch. + Nội dung chính: Lần lượt giới thiệu tác phẩm kịch theo trình tự phù hợp. + Kết thúc: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm kịch. 2. Trình bài bài nói |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác