Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI VỀ THÀNH PHẦN CÂU VÀ CÁCH SỬA (tiếp theo)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) trong 10 phút, thực hiện yêu cầu sau: Giả sử em nhận được một bản thảo bài tản văn để biên tập và sau đó đăng lên báo Hoa Học Trò. Dựa vào những kiến thức đã học ở bài thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu về cách sửa (lỗi thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, ngắt câu chưa hợp lý…), em hãy đọc bài tản văn, tìm lỗi và sửa lại để có được bài tản văn hoàn thiện nhất có thể.
- GV phát bản in bài tản văn cho HS:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Những lỗi sai về thành phần câu và cách sửa trong đoạn tản văn trên là:
* Lỗi ngắt câu:
+ “Khi lớn lên, mỗi người đều sẽ phải đi xa trên hành tình tự hoàn thiện bản thân ấy đôi lần ta vẫn hoài niệm về quá khứ về mái trường đầy phượng vĩ rực lửa của mùa hạ năm nào”. ð Câu quá dài, cần phải ngắt câu bằng những dấu câu hợp lý.
ð Sửa lại: Khi lớn lên, mỗi người đều sẽ phải đi xa, trên hành tình tự hoàn thiện bản thân ấy đôi lần ta vẫn hoài niệm về quá khứ, về mái trường đầy phượng vĩ rực lửa của mùa hạ năm nào.
+ Thanh xuân, mấy ai, không mơ hồ, không đôi lần lạc đường để đến, khi nhìn lại thì năm tháng ấy cũng trôi tuột mất rồi. ð Ngắt câu chưa hợp lý.
ð Sửa lại: Thanh xuân, mấy ai không mơ hồ, không đôi lần lạc đường để đến khi nhìn lại thì năm tháng ấy cũng trôi tuột mất rồi.
* Lỗi không có chủ ngữ:
+ “Cuốn theo đời tấp nập, mưu sinh ngược xuôi, đôi ba lần "dọn dẹp" rồi để quên kỉ niệm nơi ngăn kéo quá khứ”.
ð Sửa lại: Dòng đời tấp nập, mưu sinh ngược xuôi có ai dám cá không đôi ba lần "dọn dẹp" rồi để quên kỉ niệm nơi ngăn kéo quá khứ.
+ “Chẳng thế trách cũng không thở than, quy luật của cuộc đời rồi”.
ð Sửa lại: Ta chẳng thế trách cũng không thở than, vì đó là quy luật của cuộc đời rồi.
+ “Nhớ nhớ, quên quên”.
ð Sửa lại: Nhớ nhớ, quên quên – con người vẫn luôn tự dày xéo mình trong muôn vàn câu hỏi tại sao, luyến tiếc cũng theo thời gian mà ngấm ngầm tan biến.
- Bản hoàn thiện:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong quá trình tạo lập văn bản, chúng ta không tránh khỏi việc mắc lỗi về thành phần câu, có thể là thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ hay dùng dấu câu chưa hợp lý… Trong bài Thực hành tiếng việt ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau luyện tập bài Lỗi về thành phần câu và cách sửa để có thể nhận biết và hạn chế những lỗi sai này trong quá trình viết bài nhé!
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lý thuyết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn về Lỗi về thành phần câu và cách sửa, làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: + Trình bày về lỗi thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ về trạng ngữ và ngắt câu sai. + Để phát hiện lỗi về thành phần câu, chúng ta cần làm gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. | I. Tìm hiểu lý thuyết. 1. Lỗi về thành phần câu và cách sửa - Ngoài các lỗi về cấu tạo câu như thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, ta cũng thường gặp những lỗi về thành phần câu do thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ hoặc ngắt câu sai; cụ thể như sau: + Thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp giữa chủ ngữ và trạng ngữ. + Ngắt câu sai. 2. Để phát hiện lỗi về thành phần câu, chúng ta cần + Đọc kĩ lại các câu trong bài. Nếu gặp một câu khó hiểu thì nên kiểm tra xem vì sao không hiểu được: a) Vì vấn đề khó quá, vượt hiểu biết của bản thân?; b) Vì câu đó sử dụng những từ ngữ khó hiểu?; c) Vì câu thiếu thành phần chính?; d) Vì câu thiếu lô gích?. + Tìm biện pháp sửa lỗi. Nếu câu thiếu thành phần thì đó là thành phần nào? Nên sửa bằng cách nào: a) Bổ sung từ ngữ để làm thành phần bị thiếu; b) Cắt bớt từ ngữ để từ ngữ còn lại đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu; c) Thay đổi trật tự từ ngữ để một từ ngữ nhất định đảm nhận được vai trò của thành phần bị thiếu. |
Nhiệm vụ 1: Luyện tập về lỗi thành phần câu và cách sửa
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm những bài tập sau:
Bài 1. Dưới đây là một số lỗi trên báo chí được liệt kê trong sách “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục". Em hãy phân tích và sửa những lỗi đó.
Bài 2: Hãy phân tích và sửa những lỗi dưới đây:
Bài 3: Lỗi chung của các câu dưới đây là gì? Nêu cách sửa những lỗi đó.
Bài 4: Tìm và sửa các lỗi về thành phần câu trong đoạn văn dưới đây của học sinh:
“Chí Phèo, một hình tượng mang tính bi kịch. Qua nhân vật Chí Phèo cho ta thấy một hình tượng không chỉ là bi kịch thuần tuý mà còn là bi kịch tăng tiến điển hình.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác