Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 9 Viết: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn mới Giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Viết: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Viết được văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống có cấu trúc chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Viết được văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống có cấu trúc chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.
  1. Phẩm chất:
  • Nghiêm túc trong học tập.
  • Có ý thức trong việc tạo lập văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống.
  • Có trách nhiệm trong việc làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • - Giáo án;
  • - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • - SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, hoàn thành Phiếu khảo sát trong vòng 7 phút về những hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống hiện nay.

- Phiếu khảo sát:

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài học: Cuộc sống luôn vận động không ngừng để phát triển đi lên, cùng với đó sẽ có nhiều vấn đề mới nảy sinh mà con người buộc phải đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài viết nghị luận về một hiện tượng đời sống để chủ động hơn trước mọi biến động và hình thành được những phương pháp, tư duy mới trong quá trình giải quyết những vấn đề của đời sống.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về kiểu bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm kịch.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về kiểu bài viết nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi:

+ Xem lại văn bản “Tôi có một giấc mơ (Kinh)” và cho biết:

a. Hiện tượng đời sống mà bài viết nêu ra là gì?

b. Vì sao tác giả lại viết về hiện tượng đó?

c. Mục đích của người viết là gì?

+ Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những lưu ý khi viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, theo dõi SGK và trả lời câu hỏi:

Để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, các em cần chú ý điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, theo dõi SGK và thực hiện yêu cầu:

Trình bày khái niệm về thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

- GV hỗ trợ HS (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Tìm hiểu chung về kiểu bài viết nghị luận về một vấn đề trong đời sống

1. Văn bản “Tôi có một giấc mơ (Kinh)”

a. Hiện tượng đời sống mà bài viết nêu ra là phân biệt chủng tộc.

b. Tác giả viết về hiện tượng đó vì: Người da đen vẫn chưa tự do và vẫn bị kì thị. Tác giả nêu ra nguyên nhân chính đáng của cuộc đấu tranh, thực trạng đáng xấu hổ và cần chấm dứt.

c. Mục đích của người viết là: thôi thúc mỗi người da đen hãy đứng lên giành lấy những quyền lợi chính đáng.

2. Khái niệm

- Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến, phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm.

 

 

 

II. Những lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

- Xác định đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới (Viết cho ai?).

- Xác định mục đích của bài viết (Viết để làm gi?)

- Xác định nội dung cụ thể cần viết (Viết cái gì?).

- Xác định cách thức viết, bao gồm: phương thức và các thao tác nghị luận, các phương thức hỗ trợ khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh), cấu trúc bài viết tranh, ảnh, bảng biểu, số liệu đi kèm... (Viết như thế nào).

- Thu thập các tư liệu liên quan đến hiện tượng đời sống được bản luận trong bài viết.

 

 

III. Thao tác phân tích dẫn chứng và lập luận bác bỏ

1. Phân tích dẫn chứng

- Phân tích dẫn chứng là thao tác chia nhỏ, diễn giải, nhận xét về dẫn chứng đã nêu để người đọc hiểu rõ về nội dung của dẫn chứng và ý nghĩa của chúng trong việc soi sáng cho lí lẽ, luận điểm mà người viết đang muốn thuyết phục.

2. Lập luận bác bỏ

- Bác bỏ là dùng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người khác từ bỏ những ý kiến, quan điểm sai lệch, từ đó, có nhận thức và hành động đúng.

- Nội dung bác bỏ là những luận điểm hoặc lí lẽ, dẫn chứng hay cách thức lập luận của đối tượng.

- Cách thức bác bỏ là dùng thực tế hoặc phép suy luận,... để chỉ ra, phân tích cái sai hoặc điểm tồn tại, hạn chế của luận điểm, luận cứ hoặc lập luận. - Khi bác bỏ, cần có thái độ khách quan, đúng mực, lịch sự, cần cân nhắc từng khía cạnh, tránh vội vàng bác bỏ, phủ nhận tất cả. Không nên đưa ra ý kiến bác bỏ một cách chung chung, tránh nói quá hoặc nói chưa tới.

Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn bản nghị luận về hiện tượng đời sống.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành viết bài.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc đề bài trong SGK trang 138: Viết bài văn nghị luận nêu ý kiến của em về hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

- GV yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:

* Chuẩn bị viết: dựa vào các bước được gợi ý trong sơ đồ SGK trang 138.

* Tìm ý: HS tìm ý dựa theo những câu hỏi được gợi ý:

+ Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp là gì?

+ Hiện tượng sính dùng tiếng nước ngoài này có những biểu hiện như thế nào?

+ Vì sao giới trẻ lại sinh dùng tiếng nước ngoài?

+ Nên hay không nên sinh dùng tiếng nước ngoài? Vì sao?

+ Có giải pháp / biện pháp nào để việc sử dụng tiếng nước ngoài trở nên hợp lí?

* Lập dàn ý: Lập dàn ý cho bài viết bằng các lựa chọn, sắp xếp theo bố cục 3 phần.

- GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

1. Chuẩn bị viết

- Khi đã xác định được đề tài nên tìm cho bài viết một nhan đề phù hợp.

2. Tìm ý

+ Có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc độ và theo các cấp độ nào?

+ Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm?

+ Những ý kiến sáng giá nào có thể trích dẫn?

+ Có thể bàn luận về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào?

+ Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, trước hết là với chính người viết?

3. Lập dàn ý

- Mở bài: Nêu vấn đề: hiện tượng sinh dùng tiếng nước ngoài trong giao tiếp hằng ngày của giới trẻ Việt Nam.

- Thân bài: Lần lượt trình bày các ý theo trình tự phù hợp.

+ Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.

+ Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề…

- Kết bài

+ Khẳng định lại quan điểm cá nhân.

+ Nêu bài học nhận thức và hành động.

Hoạt động 3: Viết bài

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn bản nghị luận về hiện tượng đời sống.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước sau đây:

+ Mỗi ý trong dàn ý cần được triển khai thành một đoạn văn: từng đoạn văn đều có câu chủ đề, được đặt ở vị trí thích hợp.

+ Cần chú ý tìm các dẫn chứng có thể minh hoạ tốt cho ý đã được nêu, kèm theo những lời bình, phân tích phù hợp, tránh tình trạng nói chung chung thiếu căn cứ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- Học sinh hoàn thành VB.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

3. Viết bài

Soạn mới giáo án Ngữ văn 11 cánh diều bài 9 Viết: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 11 cánh diều mới, soạn giáo án ngữ văn 11 cánh diều bài Viết: Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Soạn giáo án ngữ văn 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay